Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm chất gây nghiện là gì?
  • 2. Phương pháp xét nghiệm chất gây nghiện phổ biến
  • 3. Ý nghĩa của các xét nghiệm chất gây nghiện
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm chất gây nghiện là gì?
  • 2. Phương pháp xét nghiệm chất gây nghiện phổ biến
  • 3. Ý nghĩa của các xét nghiệm chất gây nghiện
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các xét nghiệm chất gây nghiện bạn cần biết

Ở nước ta hiện nay, tỷ lệ người sử dụng ma túy và các chất gây nghiện ngày càng tăng theo chiều hướng xấu, đáng báo động. Thường rất khó có thể nhận diện được một người bị nghiện trù khi người ta lên cơn nghiện. Tuy vậy, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cho phép ta có thể nhận diện được các chất gây nghiện như cần sa, thuốc lắc, heroin, morphin… qua xét nghiệm chất gây nghiện. 
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm chất gây nghiện là gì?
  • 2. Phương pháp xét nghiệm chất gây nghiện phổ biến
  • 3. Ý nghĩa của các xét nghiệm chất gây nghiện

1. Xét nghiệm chất gây nghiện là gì?

Xét nghiệm chất gây nghiện là xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng sử dụng chất gây nghiện như ma túy, cần sa, thuốc lắc, heroin,... Xét nghiệm này phục vụ cho thủ tục ban đầu để tham gia nghĩa vụ quân sự, các đối tượng cần thiết của doanh nghiệp hoặc các hoạt động sàng lọc cộng đồng. Bên cạnh đó hỗ trợ bậc phụ huynh nắm bắt tình hình sức khỏe con cái.

Xét nghiệm chất gây nghiện là xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng sử dụng chất gây nghiện.

Xét nghiệm chất gây nghiện là xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng sử dụng chất gây nghiện.

2. Phương pháp xét nghiệm chất gây nghiện phổ biến

Các phương pháp xét nghiệm chất gây nghiện sử dụng mẫu xét nghiệm là nước tiểu, máu, nước bọt, hoặc tóc. Tuy nhiên, xét nghiệm nước tiểu là phổ biến nhất vì nó không xâm lấn vào cơ thể, nhanh chóng và có khả năng phát hiện được một loạt chất gây nghiện. Xét nghiệm phát hiện được chất gây nghiện hay không phụ thuộc vào tần suất và lượng ma túy trong khoảng 1 đến 4 ngày, xét nghiệm nước tiểu cho cần sa vẫn có thể dương tính sau khi ngừng sử dụng. Xét nghiệm nước tiểu có thể bị sai sót nếu người làm xét nghiệm có sử dụng các loại thuốc vào cơ thể, ví dụ như thuốc tránh thai, các loại thuốc có chứa riboflavin, creatinine, và thuốc lợi tiểu hoặc mẫu nước tiểu bị pha loãng, mẫu nước tiểu bị pha phụ gia như xà phòng, ammonia, hóa chất vệ sinh…

Xét nghiệm phát hiện được chất gây nghiện hay không phụ thuộc vào tần suất và lượng ma túy trong khoảng 1 đến 4 ngày

Xét nghiệm phát hiện được chất gây nghiện hay không phụ thuộc vào tần suất và lượng ma túy trong khoảng 1- 4 ngày.

Xét nghiệm máu có thể định lượng nồng độ của một số chất gây nghiện nhất định nhưng ít khi được thực hiện vì nó xâm lấn vào cơ thể và khả năng phát hiện ra chất gây nghiện ngắn hơn nhiều, thường chỉ là vài giờ. Xét nghiệm nước bọt cũng tương tự, nếu thời điểm xét nghiệm cách xa thời gian sử dụng chất gây nghiện thì khả năng âm tính có thể xảy ra do thời gian bán thải chất gây nghiện trong máu và trong nước bọt rất ngắn. 

Xét nghiệm tóc không được phổ biến rộng rãi nhưng khả năng phát hiện dài nhất, ≥ 100 ngày đối với một số loại chất gây nghiện. Xét nghiệm tóc khó để làm giả kết quả.

Việc sử dụng loại xét nghiệm chất gây nghiện nào và thời điểm làm xét nghiệm tùy thuộc vào thời gian tồn tại của chất gây nghiện trong cơ thể. Các xét nghiệm sàng lọc thường là xét nghiệm định tính nhanh trong nước tiểu. Các xét nghiệm sàng lọc như vậy có thể một số kết quả dương tính giả và âm tính giả.

3. Ý nghĩa của các xét nghiệm chất gây nghiện

Xét nghiệm phát hiện ra cần sa: Khi dùng cần sa, chất gây nghiện này sẽ ngấm trong máu và chuyển hóa trong nước tiểu vào khoảng thời gian 3 -10 ngày sau khi sử dụng.

xét nghiệm nước tiểu là phổ biến nhất vì nó không xâm lấn vào cơ thể, nhanh chóng, thuận tiện.

Xét nghiệm nước tiểu là phổ biến nhất vì nó không xâm lấn vào cơ thể, nhanh chóng, thuận tiện.

Xét nghiệm phát hiện ra Morphin: Người nghiện sử dụng các chất qua đường miệng, mũi hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Khi sử dụng các chất kích thích này, trong vòng 3 - 6 giờ, chuyển hóa chỉ với 2% - 12% bài tiết qua nước tiểu dưới dạng Morphin không thay đổi. Với bài tiết của Heroin cũng giống Morphine, chuyển hóa từ 10% - 15% dưới dạng Morphine. Thời gian tồn tại trong nước tiểu khoảng 3 - 7 ngày sau khi sử dụng.

Xét nghiệm phát hiện ma túy đá (MET): Là chất gây nghiện thuộc nhóm dạng amphetamine. Đây là loại ma túy tổng hợp, xuất hiện trong nước tiểu trong vòng 3 giờ sau khi sử dụng và tồn tại trong vòng 1 - 2 ngày.

Xét nghiệm phát hiện MDMA – Thuốc lắc: Chất gây nghiện tác dụng 30 phút sau khi sử dụng. Sau 1 giờ khi sử dụng, chất sẽ dần bài tiết qua đường nước tiểu. Khoảng 65% MDMA được bài tiết qua nước tiểu và có thể phát hiện sau 3 ngày sử dụng. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các xét nghiệm chất gây nghiện, xin liên hệ với chúng tôi qua web IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn hỗ trợ. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/04/2022 - Cập nhật 14/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Các bước thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động có nhuộm tiêu bản là một xét nghiệm đếm cơ bản giúp phân loại hình thái các tế bào trong máu, từ đó...

25/05/2022

2191 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng không?

Bệnh lý ung thư vòm họng là bệnh ác tính, có mức độ tiến triển rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tai mũi họng thông thường do không có triệu...

24/04/2022

3395 Lượt xem

5 Phút đọc

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu trong thăm khám và theo dõi sức...

Xét nghiệm công thức máu có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây được xem là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất nhằm khảo sát huyết học. Hầu như...

23/04/2022

973 Lượt xem

5 Phút đọc

Tại sao cần phải kiểm tra nhóm máu?

Tại sao cần phải kiểm tra nhóm máu?

Hệ nhóm máu được xác định dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt hồng cầu và các kháng thể trong huyết thanh. Nhóm máu là đặc điểm sinh...

23/04/2022

636 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG