Nội dung chính
  • 1. Bị đau xương gò má có triệu chứng thế nào?
  • 2. Đau xương gò má nguy hiểm ra sao?
  • 3. Cách giảm đau và điều trị đau xương gò má
  • Phòng khám Đa khoa Mediplus
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
  • Bệnh viện Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa Medlatec
Nội dung chính
  • 1. Bị đau xương gò má có triệu chứng thế nào?
  • 2. Đau xương gò má nguy hiểm ra sao?
  • 3. Cách giảm đau và điều trị đau xương gò má
  • Phòng khám Đa khoa Mediplus
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
  • Bệnh viện Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa Medlatec
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau xương gò má nguy hiểm ra sao? Cách điều trị

Đau xương gò má là một biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc cũng có thể gặp phải do chấn thương. Vậy tình trạng này có những triệu chứng cụ thể nào? Các bệnh lý nào dẫn tới đau xương gò má. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về triệu chứng này qua bài viết sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Bị đau xương gò má có triệu chứng thế nào?
  • 2. Đau xương gò má nguy hiểm ra sao?
  • 3. Cách giảm đau và điều trị đau xương gò má
  • Phòng khám Đa khoa Mediplus
  • Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
  • Bệnh viện Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa Medlatec

1. Bị đau xương gò má có triệu chứng thế nào?

Xương gò má trên cơ thể không chỉ có chức năng giúp hoàn thiện thẩm mỹ cho gương mặt mà còn có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan khác như mắt và răng. Phần gò má còn có thêm cơ gò má bao gồm có cơ gò má lớn và cơ gò má nhỏ. Các cơ nối liền xương gò má tới miệng. Do đó chỉ cần một trong hai cơ này bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến cho cả vùng cơ gò má bị đau và viêm nhiễm.

Vị trí xương gò má trên gương mặt

Vị trí xương gò má trên gương mặt

Biểu hiện của việc đau cơ gò má thường không rõ ràng nên người bệnh dễ có tâm lý chủ quan, cho rằng đây chỉ là những cảm giác thông thường do va chạp. Tuy nhiên nếu những cơn đau không giảm trong vài ngày mà còn bị sưng to thì cần đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng chính xác nhất.

Những triệu chứng cụ thể khi bị đau xương gò má đó là:

  • Dấu hiệu nhận biết rõ ràng là cảm giác đau nhức ở một hoặc hai bên gò má và kèm theo các vết sưng ngày càng lớn, đỏ ửng gây nhức đặc biệt là khi cử động gò má lúc ăn uống, nói chuyện và cười đùa.
  • Những triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ba ngày. Thậm chí nếu không được điều trị cơn đau xương gò má sẽ không dừng lại và lây lan sang các vị trí khác xung quanh như dây chằng, đau cơ, đau gân. Các biểu hiện càng lâu sẽ càng khá rõ nét, người bệnh có thể theo dõi và phát hiện qua những hoạt động hằng ngày.

Vì sao bị đau xương gò má?

Vì sao bị đau xương gò má?

Tham khảo: 13+ Mẹo trị đau nhức xương khớp dân gian tại nhà

2. Đau xương gò má nguy hiểm ra sao?

Đau xương gò má có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như:

  • Viêm cơ gò má: Bao gồm viêm ở cơ gò má lớn và cơ gò má nhỏ. Những biểu hiện thường gặp là đau và sưng cơ khi hoạt động ăn uống hoặc nói chuyện.
  • Viêm xoang: Đây là một bệnh lý khá phổ biến về đường hô hấp, viêm xoang mũi tạo sự khó chịu, gây cảm giác khó thở, sụt sịt, nước mũi chảy nhiều, không phân biệt được mùi,...nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều vùng chức năng khác.
  • Viêm xoang hàm: Với các biểu hiện đau nhức nhối đặc biệt là hai bên gò má, dưới hốc mắt, đau thái dương, chảy nước mũi, hơi thở nặng mùi, chóng mặt,... cản trở việc ăn uống, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ cả ngày. Viêm xoang hàm có dạng cấp tính và mãn tính.
  • Ung thư mũi xoang: Những cấu trúc bất thường của mũi xoang khiến bệnh nhân đau nhức gò má, chảy máu cam, sưng xương gò má, mất đi khứu giác, ngạt thở, làm sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
  • Viêm mủ xoang: Những bệnh nhân bị viêm nhiễm ở khoang miệng như sâu răng, viêm quanh chóp răng, nang xương hàm,...có thể khiến vi khuẩn và dịch mủ lọt vào xoang hàm gây bệnh viêm mủ xoang.

Đau xương gò má do viêm xoang và viêm xoang hàm

Đau xương gò má do viêm xoang và viêm xoang hàm

Đau xương gò má nếu đến từ các chấn thương và tác động của bên ngoài sẽ được điều trị theo chỉ định của bác sĩ và có thể trở lại trạng thái ổn định. Tuy nhiên nếu xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý sẽ trở thành mối nguy hại lớn với sức khỏe. Những tác hại khi bị đau xương gò má đó là:

  • Khuôn mặt trở nên mất thẩm mỹ: Gò má bị sưng tấy, đau nhức một hoặc hai bên khiến gương mặt bị mất cân đối. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu buồn bực, ngại giao tiếp với những người xung quanh đặc biệt là đối với phái nữ.
  • Chức năng khứu giác suy giảm: Hệ quả này sẽ xuất hiện nếu bệnh không được chữa trị kịp thời. Do tình trạng đau xương và cơ gò má ảnh hướng đến chức năng của dây thần kinh khứu giác, thính giác nặng nề.
  • Đe doạ đến tính mạng: Nhiều người chủ quan về những bệnh đau cơ thông thương này nhưng đây có thể là triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng như bệnh viêm xoang hàm hoặc nhiều bệnh khác nếu không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhiễm trùng máu,...

Xem thêm: Bị đau hàm khi há miệng có sao không? Cách xử lý kịp thời

3. Cách giảm đau và điều trị đau xương gò má

Một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng tại nhà trong trường hợp phần xương gò má bị đau nhẹ và mới xuất hiện để làm giảm đau như:

  • Cho hàm được nghỉ ngơi bằng cách chọn loại thức ăn không cần nhai nhiều để hàm không phải làm việc nhiều.
  • Xoa bóp, massage: Liệu pháp này có thể giúp giảm đau và căng ở hàm, hữu ích trong trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Khi ngủ nên đặt tay dưới hàm nếu nằm nghiêng về một bên để giảm áp lực lên cơ hoặc nằm nghiêng sang bên không bị đau.
  • Chườm nóng, chườm lạnh: Chườm ấm giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức và cứng khớp. Trong khi chườm lạnh sẽ làm tê cơn đau, đặc biệt hữu ích trong trường hợp bị sưng tấy kèm theo.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Những loại thuốc như Acetaminophen, ibuprofen và các loại thuốc giảm đau không kê đơn khác có thể giúp giảm đau tạm thời. Bệnh nhân cần uống thuốc theo hướng dẫn về liều lượng trên bao bì. 
  • Đi khám bác sĩ: Trong trường hợp thuốc không có hiệu quả, cơn đau vẫn kéo dài người bệnh cần đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp phù hợp với từng nguyên nhân bệnh như dùng thuốc, tiêm, vật lý trị liệu, can thiệp phẫu thuật,...

Chườm đá để giảm bớt đau

Chườm đá để giảm bớt đau

Những địa chỉ khám đau xương gò má uy tín được nhiều người lựa chọn đó là:

Phòng khám Đa khoa Mediplus

  • Phòng khám MEDIPLUS là một địa chỉ để thăm khám và điều trị các bệnh về xương khớp phổ biến. Với đội ngũ bác sĩ, tiến sĩ hàng đầu cùng những trang thiết bị tối tân nhất, cơ sở mang đến dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, uy tín, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Bác sĩ Lê Quốc Việt với 35 năm kinh nghiệm, là tiến sĩ nội xương khớp hiện đang là Giám đốc chuyên môn tại Tổ hợp Y tế Mediplus.
  • Tổng đài đặt lịch khám và chữa bệnh tại bệnh viện: 1900.3367

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị đau xương gò má an toàn, uy tín tại Phòng khám Đa khoa Mediplus

 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

  • Trung tâm cơ xương khớp 219 thuộc bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý các bệnh lý về cơ xương khớp với đội ngũ giáo sư, bác sĩ và các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm. Cùng với các trạng bị hiện đại, trung tâm đã mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh giúp người bệnh mau chóng cải thiện tình trạng sức khoẻ.
  • Tổng đài đặt lịch khám và chữa bệnh tại bệnh viện: 1900.3367

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị đau xương gò má an toàn, uy tín tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

 

Bệnh viện Thu Cúc

  • Chuyên khoa cơ xương khớp của bệnh viện Thu Cúc hội tụ nhiều chuyên gia hàng đầu như thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp cùng nhiều y bác sĩ khác. Bên cạnh đó, bệnh viện còn trang bị các máy móc hiện đại như máy chụp MRI, máy chụp CT,.. để hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh.
  • Tổng đài đặt lịch khám và chữa bệnh tại bệnh viện: 1900.3367

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị đau xương gò má an toàn, uy tín tại Bệnh viện Thu Cúc

 

Bệnh viện Đa khoa Medlatec

  • Đây là bệnh viện ngoài công lập được đầu tư cơ sở vật chất khang trang và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, được cấp 2 chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP. Quy trình thăm khám tại bệnh viện được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia xương khớp đầu ngành, các bác sĩ chẩn đoán giỏi giúp điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân.
  • Tổng đài đặt lịch khám và chữa bệnh tại bệnh viện: 1900.3367

1900 3367

Điều trị các bệnh gây đau xương gò má bằng phẫu thuật tại các cơ sở uy tín

Điều trị các bệnh gây đau xương gò má bằng phẫu thuật tại các cơ sở uy tín

Đặt lịch khám, điều trị đau xương gò má an toàn, uy tín tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec

 

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân của biểu hiệu đau xương gò má. Hy vọng những kiến thức trên mà IVIE - Bác sĩ ơi đã tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn khi gặp phải vấn đề trên. Nếu bạn muốn đặt lịch thăm khám đau xương gò má tại các địa chỉ uy tín hàng đầu, hãy liên hệ App đặt lịch khám bệnh hoặc gọi số 1900.3367, đội ngũ nhân viên IVIE - Bác sĩ ơi  hỗ trợ bạn tốt nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/05/2024 - Cập nhật 07/05/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ bị đau đầu gối về đêm, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đau đầu gối về đêm, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đau đầu gối về đêm thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ em hay kêu đau đầu gối để có biện ...

17/05/2024

17 Lượt xem

9 Phút đọc

12+ Cách trị đau đầu gối tại nhà không tốn kém

12+ Cách trị đau đầu gối tại nhà không tốn kém

Đau đầu gối có thể được điều trị bằng nhiều cách thức đơn giản tại nhà, tuy nhiên nếu tình trạng cơn đau chuyển biến nặng thì nên đi thăm khám bác sĩ để được...

17/05/2024

18 Lượt xem

10 Phút đọc

Khám khớp háng, Review bảng giá và quy trình tại 6 Bệnh viện

Khám khớp háng, Review bảng giá và quy trình tại 6 Bệnh viện

Đau khớp háng với biểu hiện đau ở vùng hông và háng, bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc chấn thương. Vì...

17/05/2024

30 Lượt xem

9 Phút đọc

Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải và cách chữa trị

Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải và cách chữa trị

Đau vai gáy bên phải có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có hướng điều trị hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm ...

17/05/2024

20 Lượt xem

11 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG