Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau hàm khi há miệng
  • 2. Bị đau hàm khi há miệng là do đâu? Có nguy hiểm không?
  • 3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách xử lý khi bị đau hàm khi há miệng
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau hàm khi há miệng
  • 2. Bị đau hàm khi há miệng là do đâu? Có nguy hiểm không?
  • 3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách xử lý khi bị đau hàm khi há miệng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bị đau hàm khi há miệng có sao không? Cách xử lý kịp thời

Bị đau hàm khi há miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Nên điều trị như thế nào mới đúng cách? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp ngay sau đây, bạn đọc cùng theo dõi bài viết để biết thêm nhé.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau hàm khi há miệng
  • 2. Bị đau hàm khi há miệng là do đâu? Có nguy hiểm không?
  • 3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách xử lý khi bị đau hàm khi há miệng

1. Dấu hiệu, triệu chứng đau hàm khi há miệng

Dưới đây là một số dấu hiệu đi kèm khi bạn bị đau hàm khi há miệng

  • Hàm bị đau và có cảm giác co cứng.
  • Đau nhức nhiều ở bên trong hoặc xung quanh vùng tai.
  • Bị khó khăn khi ăn uống.
  • Có thể xuất hiện đau đầu và đau nhức toàn bộ vùng mặt.
  • Cử động há và đóng miệng trở nên khó khăn do sự cứng khớp của hàm.

Có nhiều dấu hiệu nhận biết tình trạng đau xương hàm

Có nhiều dấu hiệu nhận biết tình trạng đau xương hàm

2. Bị đau hàm khi há miệng là do đâu? Có nguy hiểm không?

Bị đau hàm khi há miệng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm khớp thái dương hàm, loạn năng thái dương hàm và sái quai hàm.

  • Viêm khớp thái dương hàm: Đây là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra ở nhóm người trong giai đoạn thay đổi hormone như thời kỳ dậy thì hoặc mãn kinh. Triệu chứng bao gồm đau quai hàm, co thắt cơ và mất cân bằng vận động.
  • Loạn năng thái dương hàm: Đây là một căn bệnh ít gặp nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai và mở đóng miệng. Bệnh này chỉ gặp ở khoảng 10% dân số nhưng có nguy cơ gây hỏng khớp nếu không được điều trị kịp thời.
  • Sái quai hàm: Đây là tình trạng mà cơ quai hàm bị căng ra quá mức, thường xảy ra khi há miệng quá rộng một cách đột ngột. Mặc dù không phải là bệnh lý, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể gây ra khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

Có nhiều nguyên nhân khí quai hàm bị đau

Có nhiều nguyên nhân khí quai hàm bị đau

Ngoài ra, bị đau hàm khi há miệng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa, cụ thể như sau:

  • Tổn thương hàm do bị va đập hoặc bị tai nạn.
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng làm bạn bị đau xương hàm.
  • Thói quen nhai cắn đồ vật có độ cứng, thức ăn dai cứng.
  • Tình trạng căng thẳng, stress.
  • Viêm khớp thái dương hàm do bị nhiễm khuẩn.
  • Đau nhức nhiều khớp cùng lúc bao gồm cả khớp thái dương hàm.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Răng khôn mọc lệch đâm vào xương hàm làm cho bạn bị đau khi há miệng.
  • Nhổ răng có thể gây đau ở vùng xương hàm gần tai do ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh, đặc biệt là khi nhổ răng số 7 hoặc số 8.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Mặc dù đau hàm khi há miệng không phải lúc nào cũng đáng lo ngại, nhưng khi cơn đau đi kèm với các triệu chứng nhất định, thì bạn nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Người bệnh nên xem xét việc gặp bác sĩ hoặc nha sĩ nếu cơn đau kéo dài hơn một vài ngày hoặc đã giảm nhưng sau đó cơn đau tái phát. Dưới đây là một số dấu hiệu đau xương hàm mà bạn nên gặp các bác sĩ để được thăm khám.

  • Gặp khó khăn khi uống nước, nuốt thức ăn hoặc thở.
  • Miệng bị cứng và khó cử động như bình thường.
  • Sưng tấy hoặc sốt dai dẳng.
  • Cơn đau dữ dội nhưng biến mất đột ngột sau khi chảy ra một loại chất lỏng mặn có mùi khó chịu.

4. Cách xử lý khi bị đau hàm khi há miệng

Để giảm đau quai hàm gần tai ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử các phương pháp sau:

  • Chườm nóng: Áp dụng nhiệt độ cao có thể giúp cơ bắp thư giãn và giảm cảm giác đau và cứng khớp. Tuy nhiên, nếu có sưng và viêm, bạn nên sử dụng phương pháp chườm lạnh.
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol/acetaminophen, ibuprofen... nhưng cần tuân thủ liều lượng hướng dẫn. Nếu triệu chứng không cải thiện sau khi sử dụng thuốc, bạn cần thăm bác sĩ.
  • Ấn huyệt - xoa bóp: Dùng ngón trỏ và ngón giữa nhấn và xoa bóp vùng đau nhức, sau đó cử động miệng. Lặp lại thao tác này vài lần cho đến khi cảm giác đau giảm đi.
  • Nên hạn chế ăn kẹo cao su khi hàm đang bị đau.

Chườm nóng để cơ được thư giãn và giảm đau nhức

Chườm nóng để cơ được thư giãn và giảm đau nhức

Để được chẩn đoán tư vấn các phương pháp như dùng thuốc, tiêm, vật lý trị liệu hoặc can thiệp phẫu thuật phù hợp, bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ cơ xương khớp giỏi để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể tham khảo các bác sĩ xương khớp giỏi và nhiều kinh nghiệm thăm khám sau đây.

Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Quốc Việt

Tiến sĩ Bác sĩ chuyên khoa II Lê Quốc Việt có 35 năm kinh nghiệm trong việc điều trị hiệu quả các bệnh lý cơ xương khớp. Ông thực hiện các phương pháp điều trị như tiêm khớp, tiêm ngoài màng cứng, hút dịch khớp, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Ngoài ra, ông cũng cung cấp gói khám chuyên khoa Nội tổng quát cho từng cá nhân.

  • Nơi làm việc: Hiện Bác Việt đang là Giám đốc chuyên môn và Bác sĩ Nội Cơ xương khớp tại MEDIPLUS nằm ở số 99 phố Tân Mai - Hoàng Mai - HN
  • Thời gian làm việc: 8h00 - 18h30 từ T2 - T6; 11h30 - 18h30 vào thứ 7
  • Tổng đài đặt lịch khám với bác sĩ: 1900.3367
  • Giá khám đau xương hàm với bác sĩ: 105.000đ/lượt

1900 3367

Đặt lịch khám đau hàm khi há miệng với Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Quốc Việt tại Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS

 

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân

GS.TS Trần Ngọc Ân là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Chuyên môn của ông bao gồm khám Nội cơ xương khớp và điều trị các bệnh thường gặp như viêm khớp, thoái hóa, đau nhức xương khớp, gout đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thấp khớp.

  • Nơi làm việc: Bác sĩ Trần Ngọc Ân đang là cố vấn chuyên môn cơ xương khớp tại bệnh viện Đa khoa Hồng Phát nằm tại số 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Bác làm việc từ lúc 7h30 - 17h00 từ T2 - CN
  • Tổng đài đặt lịch khám với bác sĩ: 1900.3367
  • Giá khám đau xương hàm với bác sĩ: 500.000đ/lượt

1900 3367

Đặt lịch khám đau hàm khi há miệng với Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

 

Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Văn Đệ có gần 50 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các vấn đề liên quan đến Tim, Thận, Khớp và Nội tiết.

  • Nơi làm việc: Bác đang công tác tại bệnh viện quốc tế Dolife tọa lạc ở số 108 Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Không cố định thời gian
  • Tổng đài đặt lịch khám với bác sĩ: 1900.3367
  • Giá khám đau xương hàm với bác sĩ: 300.000đ - 500.000đ/lượt

1900 3367

Đặt lịch khám đau hàm khi há miệng với Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ tại Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu

PGS TS Nguyễn Trọng Lưu chuyên khám và điều trị các bệnh về cột sống, viêm gân, suy tĩnh mạch và đau lưng sau sinh. Bác Lưu có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành y.

  • Nơi làm việc: Bác đang công tác tại Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Remedy nằm tại tầng 9, số 154 Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Không cố định giờ làm việc
  • Tổng đài đặt lịch khám với bác sĩ: 1900.3367
  • Giá khám đau xương hàm với bác sĩ: 300.000đ - 500.000đ/lượt

1900 3367

Đặt lịch khám đau hàm khi há miệng với Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu tại Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Remedy

 

Đau hàm khi há miệng không quá nguy hiểm, nhưng nếu cơn đau đi kèm với nhiều triệu chứng sốt thì nên đi khám bác sĩ. Bạn đọc có thể tham khảo các bác sĩ Cơ xương khớp giỏi ở trên để thăm khám khi có nhu cầu.  Nếu muốn đặt lịch khám đau hàm, bạn liên hệ App đặt lịch khám bệnh theo số 1900.3367 để được hỗ trợ nhanh nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/04/2024 - Cập nhật 22/04/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

Những căn bệnh đau xương khớp thường gặp đa số ở mọi người, nhất là giới trẻ hoặc người làm văn phòng. Một trong những căn bệnh đau xương khớp là bệnh đau cổ...

26/04/2024

80 Lượt xem

8 Phút đọc

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Các vấn đề về đau chân thường gặp bao gồm đau ngón chân, đau lòng bàn chân, đau gót chân và đau mu bàn chân gây. Bệnh lý này thường gây khó khăn trong việc di...

25/04/2024

71 Lượt xem

11 Phút đọc

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là một vấn đề thường gặp và có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng bạn có biết tại sao lại xuất hiện vấn đề này...

25/04/2024

54 Lượt xem

6 Phút đọc

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẹ bầu. Tình trạng đau xương mu trong quá trình mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra....

25/04/2024

34 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG