Nội dung chính
  • 1. Tình trạng cong vẹo cột sống học đường ở trẻ em hiện nay
  • 2. Dấu hiệu trẻ bị cong vẹo cột sống
  • 3. Làm gì khi trẻ bị cong vẹo cột sống?
Nội dung chính
  • 1. Tình trạng cong vẹo cột sống học đường ở trẻ em hiện nay
  • 2. Dấu hiệu trẻ bị cong vẹo cột sống
  • 3. Làm gì khi trẻ bị cong vẹo cột sống?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Phụ huynh hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống và các phương pháp điều trị hiệu quả, giúp trẻ có một tương lai khỏe mạnh hơn.
Nội dung chính
  • 1. Tình trạng cong vẹo cột sống học đường ở trẻ em hiện nay
  • 2. Dấu hiệu trẻ bị cong vẹo cột sống
  • 3. Làm gì khi trẻ bị cong vẹo cột sống?

1. Tình trạng cong vẹo cột sống học đường ở trẻ em hiện nay

Tại Việt Nam, tình trạng cong vẹo cột sống học đường rất phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của các em.

Số liệu thống kê từ trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho thấy, năm học 2019 - 2020 có tới 2,62% học sinh bị cong vẹo cột sống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng học sinh nam dễ bị cong vẹo cột sống hơn học sinh nữ, và học sinh thiếu cân cũng dễ mắc bệnh hơn.

2. Dấu hiệu trẻ bị cong vẹo cột sống

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng cong vẹo cột sống không được phát hiện cho đến khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển ở tuổi dậy thì. Những dấu hiệu điển hình có thể thấy bao gồm:

  • Vai nghiêng, không đều, một bên nhô cao hơn bên còn lại.
  • Hông bị lệch.
  • Vòng eo không đều.

Nhiều trường hợp cong vẹo cột sống học đường chỉ được phát hiện trong quá trình sàng lọc, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Thế nào là bệnh học đường vẹo cột sống?

Thế nào là bệnh học đường vẹo cột sống?

3. Làm gì khi trẻ bị cong vẹo cột sống?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị cong vẹo cột sống, phụ huynh hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và đánh giá mức độ cong vẹo. 

Phương pháp chẩn đoán cong vẹo cột sống

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời cong vẹo cột sống ở trẻ giúp ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như phổi và lồng ngực. 

Dưới đây là 3 phương pháp chẩn đoán vẹo cột sống phổ biến ở trẻ:

  • Chụp X-quang: Giúp xác định và theo dõi tiến triển của đường cong cột sống, bao gồm phim chụp thẳng và nghiêng cột sống, cung cấp hình ảnh rõ ràng về tình trạng cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc cột sống và tủy sống mà không gây hại cho trẻ.
  • Tầm soát cột sống: Phụ huynh nên đưa trẻ đi tầm soát cong vẹo cột sống định kỳ 6 tháng một lần để theo dõi sự phát triển của xương và phát hiện kịp thời các bất thường.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần quan tâm đến tầm soát bàn chân cho trẻ vì hội chứng bàn chân bẹt có thể dẫn đến cong vẹo cột sống. 

Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em

Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em

Điều trị cong vẹo cột sống học đường

Sử dụng nẹp chỉnh hình: Nẹp chỉnh hình là thiết bị được thiết kế để hỗ trợ và điều chỉnh cột sống bị cong vẹo. Khi sử dụng nẹp chỉnh hình, trẻ sẽ được hướng dẫn đeo nẹp trong thời gian dài, thường là từ 16 đến 23 giờ mỗi ngày, tùy vào mức độ cong vẹo và chỉ định của bác sĩ. Nẹp giúp giữ cho cột sống ở vị trí đúng, ngăn ngừa tình trạng cong vẹo tiến triển nặng hơn.

Một số bài tập chữa vẹo cột sống giúp cải thiện tình trạng vẹo cột sống và tăng cường sự linh hoạt cho cột sống:

1. Bài tập cây cầu nhỏ

Bài tập cây cầu nhỏ tác động vào vùng lưng dưới, nhất là hông và cột sống dưới.

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc thảm tập, chân rộng bằng hông và cong đầu gối lên.
  • Bước 2: Đẩy hông lên trên, giữ bàn chân yên trên sàn. Siết chặt cơ bụng để kích hoạt cơ lõi và cơ mông.
  • Bước 3: Giữ tư thế trong vòng 1 - 2 giây rồi hạ người xuống.
  • Bước 4: Lặp lại 5 - 10 lần. Thực hiện mỗi ngày từ 1 - 2 lần.

2. Bài tập vươn tay chạm ngón chân

Tư thế vươn tay chạm ngón chân giúp kéo dãn cơ vùng lưng và cột sống. Nên thực hiện bài tập này cuối cùng để kết thúc buổi tập.

  • Bước 1: Ngồi duỗi hai chân thẳng trước mặt, khoảng cách hai chân càng gần nhau càng tốt.
  • Bước 2: Ngồi thẳng lưng, hai tay duỗi thẳng trước mặt.
  • Bước 3: Đưa tay chạm ngón chân bằng cách hạ thấp thân trên và đưa người về phía trước, lưng luôn giữ thẳng.
  • Bước 4: Giữ tư thế này trong vòng tối thiểu 20 giây.

3. Bài tập tư thế mèo và bò 

Tư thế mèo và bò giúp ngăn ngừa đau lưng và tăng độ linh hoạt cho cơ thể.

  • Bước 1: Chống tay và đầu gối xuống sàn hoặc thảm tập, tay đặt rộng ngang vai, đầu gối mở rộng bằng hông.
  • Bước 2: Thực hiện tư thế mèo: Đẩy lưng lên trên cho đến khi thấy cơ lưng căng ra hết cỡ. Đẩy xương chậu về phía trước, gồng chặt cơ bụng, siết hông và giữ tư thế này trong vòng 1 - 2 giây.
  • Bước 3: Thực hiện tư thế bò: Đẩy mông lên cao, lưng võng xuống hết cỡ. Giữ lại tư thế trong 1 - 2 giây.
  • Bước 4: Lặp lại 5 - 10 lần.

Những bài tập này khi thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm bớt triệu chứng đau lưng do vẹo cột sống và cải thiện sức khỏe tổng thể của cột sống.

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cong vẹo cột sống học đường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cột sống của trẻ. Tình trạng vai nghiêng, hông lệch và vòng eo không đều có thể là dấu hiệu của cong vẹo cột sống.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

Nếu phụ huynh còn thắc mắc về bệnh cong vẹo cột sống hoặc muốn được tư vấn trực tuyến từ bác sĩ, hãy tải ngay ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Ứng dụng cho phép bạn đặt lịch khám online và chat trực tiếp với bác sĩ để nhận được sự tư vấn chuyên sâu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

1900 3367

Đặt lịch khám cong vẹo cột sống cho bé tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/08/2024 - Cập nhật 09/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Những bệnh về cột sống hoặc xương khớp đều có nguy cơ gây ra di chứng cho người mắc phải. Do đó, các phương pháp điều trị, phòng ngừa các bệnh về cột sống được ...

Icon thời gian
12/08/2024
119 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc
Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Phụ huynh hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm...

Icon thời gian
01/08/2024
167 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cong vẹo cột sống xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nguyên nhân của tình trạng vẹo cột sống chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt của con...

Icon thời gian
31/07/2024
71 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị cong vẹo cột sống. Dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cùng với đó, ...

Icon thời gian
30/07/2024
104 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG