Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây suy giáp
  • 2. Dấu hiệu của suy giáp
  • 3. Cách điều trị bệnh suy giáp
  • 4. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây suy giáp
  • 2. Dấu hiệu của suy giáp
  • 3. Cách điều trị bệnh suy giáp
  • 4. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chữa tuyến giáp khi suy giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và dự phòng

Suy giáp là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormon giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa làm lượng hormon giáp không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Suy giáp thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2% trong khi nam giới chỉ có 0,1%. Suy giáp có thể dẫn đến tình trạng tim to, tràn dịch màng tim. Nếu bệnh phát triển nặng có thể gây suy tim, thậm chí tử vong. ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu về suy giáp, từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến cách chữa tuyến giáp và dự phòng.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây suy giáp
  • 2. Dấu hiệu của suy giáp
  • 3. Cách điều trị bệnh suy giáp
  • 4. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

1. Nguyên nhân gây suy giáp

95% trường hợp suy tuyến giáp có nguyên nhân tiến phát. Đó là các nguyên nhân xuất phát từ chính tuyến giáp, thường gặp nhất là viêm tuyến giáp Hashimoto, tỷ lệ nữ/nam :15 – 20/1 hoặc viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain. Điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật tuyến giáp, Iod 131, interferon, xạ trị vùng cổ và nách cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giáp. Các trường hợp bất thường sinh tổng hợp hormon giáp hoặc cung cấp iod không hợp lý, có chất kháng giáp trong thức ăn cũng khiến cho chức năng tuyến giáp suy giảm.

Nguyên nhân thứ phát gây ra suy giáp thường ít gặp hơn, vấn đề bất thường không phải ở tuyến giáp mà là các cơ quan nội tiết lân cận. Tuyến yên bị suy giảm chức năng do u tuyến yên, hoạt tự hoặc do xạ trị vùng đầu – mặt cổ làm giảm kích thích tiết hormon giáp.Rối loạn chức năng vùng dưới đồi làm giảm sản xuất và phóng thích TRH. Bệnh thường phối hợp với bệnh lý tuyến yên.

Còn nguyên nhân đặc biệt gây suy giáp, đó là đề kháng ngoại biên với tác dụng hormon giáp và bất thường thụ thể T4 ở tế bào.

Nguyên nhân suy giáp

2. Dấu hiệu của suy giáp

Hormon giáp chi phối hoạt động nội tiết của toàn bộ cơ thể. Do đó, hậu quả thiếu hormon giáp ảnh hưởng trên phần lớn tổ chức. Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ nhẹ, không triệu chứng đến rõ ràng và nặng, và tùy  thuộc vào tuổi, giới và tốc độ xuất hiện.

Suy giáp được chia làm 2 nhóm:

  • Suy giáp tiên phát: Bệnh nhân có triệu chứng suy giáp. TSH tăng và T4 thấp, nguyên nhân tại tuyến giáp.
  • Suy giáp cận lâm sàng: Bệnh nhân không có triệu chứng. TSH tăng, T4 bình thường.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Biểu hiện lâm sàng sớm nhất là giảm tốc độ chuyển  hóa cơ bản với mệt mỏi, sợ rét, tăng cân, rụng tóc, phù ngoại vi, giọng khàn, điếc. Sau đó sự thiếu hụt này ảnh hưởng lên sự tăng trưởng và phát triển, lên sự phát triển và hoạt động hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hóa, sinh dục với:

  • Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim chậm, hồi hộp, đau vùng trước tim.
  • Triệu chứng da, niêm mạc: Da khô, giảm tiết mồ hôi, lưỡi lớn và dày, rụng lông, xanh tái.
  • Triệu chứng thần kinh: Lừ đừ, nói chậm, hay quên, rối loạn tâm thần.
  • Triệu chứng cơ bắp: Chuột rút.
  • Triệu chứng tiêu hóa: Táo bón dai dẳng.

Dấu hiệu suy giáp

3. Cách điều trị bệnh suy giáp

Mục tiêu của việc điều trị tuyến giáp là làm giảm triệu chứng, đưa nồng độ tSH về mức bình thường và tránh cường giáp do thầy thuốc. Thuốc dùng để điều trị  chính là hormon T4 tổng hợp, có tên là levothyroxine. Điều quan trọng là bác sĩ phải tìm được một liều lượng levo phù hợp để bệnh nhân bình giáp trở lại. Trong thời gian đầu điều trị, bạn sẽ phải tái khám thường xuyên để điều chỉnh liền. Các bác sĩ nội tiết sẽ theo dõi nồng độ TSH thường xuyên để đánh giá điều trị.

Levothyroxine có 2 chế phẩm dạng viên nén và viên nhộng. Các viên thuốc được thiết kế với hàm lượng rất đa dạng, gồm thuốc chính hãng và thuốc biệt dược, cả 2 đều dùng được. Tuy nhiên khi thay đổi hãng bạn cần kiểm tra tại TSH trong vòng 6 tuần để chắc chắn 2 thuốc chúng ta dùng có tác dụng như nhau.

Khởi đầu điều trị với liều 1,6 mcg/kg/ngày. Với người lớn tuổi, bệnh mạch vành, tim mạch khởi đầu bằng 25 – 50 mcg/ngày. Thuốc uống lúc bụng đói, 30 phút trước ăn sáng hoặc 2 tiếng sau bữa ăn cuối cùng, không uống kèm với các thuốc khác. Sau 3 tuần, người bệnh sẽ được các bác sĩ đánh giá mức độ hồi phục bằng triệu chứng và xét nghiệm hormon giáp để tăng hoặc giảm liều phù hợp. Sau khi đạt được bình giáp, bệnh nhân sẽ được giữ nguyên liều điều trị và theo dõi hàng năm.

Thuốc điều trị suy giáp

4. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

Có một số cách để phòng ngừa suy giảm chức năng tuyến giáp như sau:

- Xét nghiệm hormon giáp định kỳ hàng năm với người bệnh có anti –TPO tăng mà không có biểu hiện lâm sàng.

- Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tầm soát chức năng tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Trẻ mới sinh là con của mẹ suy giáp cần được lấy máu gót chân những ngày đầu để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp.

- Xét nghiệm hormon giáp ở những cặp vợ chồng vô sinh.

Nhìn chung, suy giáp ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể chúng ta. Chẩn đoán suy giáp không khó ở thể điển hình duy nhân khi xuất hiện triệu chứng và biến chứng đồng nghĩa với thiếu hormon giáp nặng. Do đó người bệnh nên có ý thức theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện vấn đề sức khỏe nói chung và bệnh lý tuyến giáp nói riêng. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/09/2021 - Cập nhật 13/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Tại sao ngày nay tỷ lệ mắc ung thư lại gia tăng? Có phải do sự thay đổi như béo phì, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiều giàu mỡ, công nghiệp phát triển,... dẫn...

Icon thời gian
30/09/2021
1735 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường

Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường

Thông thường những người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, viêm giáp, cường giáp là do nguyên nhân miễn dịch xảy ra tại tuyến giáp do đó ảnh hưởng...

Icon thời gian
08/09/2021
8346 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

Tuyến giáp là tuyến nội tiết vô cùng quan trọng của cơ thể, giữ vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa và phát triển. Và một điều đáng báo động, bệnh tuyến...

Icon thời gian
08/09/2021
31403 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Chữa tuyến giáp khi suy giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách...

Chữa tuyến giáp khi suy giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách...

Suy giáp là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormon giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa làm lượng hormon giáp không đủ cho...

Icon thời gian
08/09/2021
2759 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG