Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là gì?
  • 2. Xét nghiệm NIPT được thực hiện như thế nào?
  • 3. Sàng lọc NIPT để làm gì?
  • 4. NIPT được thực hiện khi nào trong thai kỳ?
  • 5. NIPT chính xác như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là gì?
  • 2. Xét nghiệm NIPT được thực hiện như thế nào?
  • 3. Sàng lọc NIPT để làm gì?
  • 4. NIPT được thực hiện khi nào trong thai kỳ?
  • 5. NIPT chính xác như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết về xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT

Tham vấn y khoa:
BSPhạm Thị Quỳnh Nga
Tư vấn di truyền
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT có khả năng phát hiện ra các bất thường nhiễm sắc thể có thể gây ra các bệnh lý di truyền hoặc dị tật ở thai nhi với độ chính xác lên đến 99,9%.
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là gì?
  • 2. Xét nghiệm NIPT được thực hiện như thế nào?
  • 3. Sàng lọc NIPT để làm gì?
  • 4. NIPT được thực hiện khi nào trong thai kỳ?
  • 5. NIPT chính xác như thế nào?

1. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là gì?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT sử dụng DNA tự do từ rau thai của con bạn trong mẫu máu của bạn để xác định xem bạn có nguy cơ sinh ra một đứa trẻ có rối loạn di truyền hay không. Tuy nhiên, một xét nghiệm sàng lọc như NIPT không thể xác định chắc chắn 100% liệu con bạn có thực sự có bất thường nhiễm sắc thể hay không, NIPT chỉ có thể trả lời cho bạn là em bé của bạn có nguy cơ thấp hay nguy cơ cao có các bất thường nhiễm sắc thể.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT)

Nguyên lý của xét nghiệm NIPT

Kết quả sàng lọc NIPT có thể giúp bạn và bác sĩ quyết định các bước tiếp theo, bao gồm cả việc có nên thực hiện một xét nghiệm chẩn đoán trước sinh như lấy sinh thiết gai rau (CVS) hay chọc ối (amniocentesis). Các xét nghiệm di truyền này phân tích vật chất di truyền của chính em bé, được thu thập từ nước ối hoặc rau thai, để biết chắc chắn 100% liệu em bé có bất thường nhiễm sắc thể hay không. Tuy nhiên, sinh thiết gai rau và chọc ối có tính chất xâm lấn, có nghĩa là chúng làm tăng nguy cơ sảy thai.

2. Xét nghiệm NIPT được thực hiện như thế nào?

Vì NIPT chỉ liên quan đến việc lấy máu nhanh bằng kim tiêm, nên nó an toàn cho bạn và con bạn. Để làm xét nghiệm NIPT chỉ cần lấy 7 – 10 ml máu của bạn và có thể thực hiện lấy máu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần nhịn ăn. Kết quả NIPT thường có sau khoảng 7 ngày tuỳ vào cơ sở xét nghiệm.

Cách thức thực hiện  Xét nghiệm NIPT

Cách thức thực hiện  Xét nghiệm NIPT

Sau khi có kết quả NIPT, bác sĩ có thể sẽ kết hợp chúng với kết quả siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ của bạn để đưa ra những tư vấn về di truyền và sản khoa cho bạn.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Sàng lọc NIPT để làm gì?

NIPT dùng để sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi.

Cơ thể người có 23 cặp nhiễm sắc thể bao gồm 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (căọ nhiễm sắc thể giới tính sẽ là XX ở nữ hoặc sẽ là XY ở nam). Số cặp nhiễm sắc thể được sàng lọc sẽ tuỳ thuộc vào gói xét nghiệm NIPT mà bạn chọn. Thông thường sẽ có 2 gói xét nghiệm NIPT là NIPT5 và NIPT24.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT)

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT)

NIPT5 sàng lọc bất thường trên 5 nhiễm sắc thể (số 13, 18, 21 và nhiễm sắc thể giói tính X, Y). Bất thường trên các nhiễm sắc thể này là những bất thường hay gặp mà thai nhi mang các dị tật nhưng vẫn có thể phát triển trong tử cung và được sinh ra.

NIPT24 sàng lọc bất thường trên tất cả 24 loại nhiễm sắc thể bao gồm 22 loại nhiễm sắc thể thường và 2 loại nhiễm sắc thể giới tính (X, Y).

Xem thêm các bài viết chuyên mục Sản phụ khoa

4. NIPT được thực hiện khi nào trong thai kỳ?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT có thể được thực hiện từ tuần thai thứ 9 trở đi - sớm hơn bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán hoặc sàng lọc trước sinh nào khác.

NIPT được thực hiện khi nào trong thai kỳ?

NIPT được thực hiện khi nào trong thai kỳ?

Trước đây, NIPT chỉ được khuyến nghị cho những phụ nữ có nguy cơ cao sinh con có bất thường nhiễm sắc thể, như những bà mẹ từ 35 tuổi trở lên, trước đây đã từng sinh con bị rối loạn di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc các bệnh này. - hoặc nếu có lo lắng về kết quả của một xét nghiệm trước khi sinh khác.

Hiện nay, NIPT được khuyến cáo thực hiện ở tất cả phụ nữ mang thai. Quyết định 1807 của Bộ Y tế ngày 21/4/2020 - Khuyến cáo: Tất cả phụ nữ mang thai từ tuần thứ 9 trở lên nên thực hiện xét nghiệm NIPT sau khi có kết quả siêu âm thai và được chuyên gia tư vấn di truyền tư vấn để có chỉ định phù hợp.

5. NIPT chính xác như thế nào?

Độ chính xác của NIPT theo nghiên cứu cho thấy NIPT có độ chính xác từ 97 đến 99% khi dự đoán nguy cơ mắc hội chứng Down, hội chứng Edwards hoặc hội chứng Patau. Đối với những bất thường này, NIPT tạo ra ít cảnh báo giả hơn so với xét nghiệm sử dụng một số sản phẩm của thai có trong huyết thanh của mẹ để sàng lọc.

NIPT chính xác như thế nào?

Tỷ lệ dương tính giả của NIPT rất thấp (0,06%)

Đó là lý do tại sao nếu bạn nhận được kết quả nguy cơ cao từ NIPT, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình về việc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán trước sinh chắc chắn hơn, chẳng hạn như sinh thiét gai rau hoặc chọc ối, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Bạn nên lựa chọn các Cơ sở y tế thực hiện Xét nghiệm NIPT uy tín để được thăm khám với bác sĩ giỏi, dày dạn kinh nghiệm, lấy mẫu nhẹ nhàng, kết quả nhanh chóng và chính xác. Mọi thắc mắc hoặc cần IVIE - Bác sĩ ơi hỗ trợ đặt khám bạn có thể gọi tới tổng đài.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/06/2022 - Cập nhật 20/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

Icon thời gian
14/08/2023
25354 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

Icon thời gian
18/07/2022
2321 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

Icon thời gian
14/07/2022
829 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

Icon thời gian
05/07/2022
838 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG