Nội dung chính
  • 1. Bệnh xuất huyết dạ dày là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày
  • 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh xuất huyết dạ dày là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày
  • 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Xuất huyết dạ dày không phải là tình trạng hiếm gặp ở nước ta. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe nói đến bệnh lý này nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ bệnh xuất huyết dạ dày là gì chưa? Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh và dấu hiệu nhận biết là gì? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh xuất huyết dạ dày là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày
  • 3. Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

1. Bệnh xuất huyết dạ dày là gì?

Bệnh xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu từ niêm mạc dạ dày, có thể rỉ rả hoặc ồ ạt không cầm máu được. Xuất huyết dạ dày là một trong các bệnh lý thuộc nhóm xuất huyết tiêu hóa. Thay vì là bệnh lý thì có lẽ nên gọi đây là một triệu chứng thì chính xác hơn vì nó có thể xuất hiện trong bệnh cảnh của nhiều bệnh lý dạ dày khác nhau.

Xuất huyết dạ dày thường đi kèm với xuất huyết tá tràng

Xuất huyết dạ dày thường đi kèm với xuất huyết tá tràng

Xuất huyết dạ dày thường đi kèm với xuất huyết tá tràng, chiếm khoảng hơn 50% số trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa trên. Bệnh lý này ít gặp phải ở trẻ em, độ tuổi mắc phải thường thấy là từ 20 đến 50 tuổi. Xuất huyết dạ dày có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng trong đó nam giới thường chiếm tỷ lệ lớn hơn vì có nhiều yếu tố nguy cơ như rượu bia, thuốc lá, stress,…

Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra với hình ảnh cấp hoặc mạn. Vì tình trạng chảy máu diễn ra trong lòng dạ dày nên việc cầm máu thực hiện rất khó khăn. Trong những trường hợp chảy máu cấp, lượng máu chảy ra ồ ạt không thể cầm máu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế cần hết sức thận trọng để có thể nhận biết sớm căn bệnh này.

2. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày

Biết được nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết dạ dày sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả và triệt để hơn cũng như giúp những người chưa mắc có thể biết cách phòng bệnh. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này thường gặp nhất là:

- Loét dạ dày: Theo thống kê, đây là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thường gặp nhất. Các vết loét ăn sâu vào niêm mạc dạ dày, chạm tới mạch máu dẫn đến tình trạng xuất huyết. Khi khai thác người bệnh thường có tiền sử đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua tái phát từng đợt.

- Ung thư dạ dày: Đây là bệnh lý ác tính phổ biến thứ ba sau ung thư gan và ung thư phổi. Tuy nhiên, bệnh ung thư dạ dày này lại thường được phát hiện trễ ở giai đoạn muộn. Một trong những triệu chứng khiến người bệnh đi khám chính là xuất huyết dạ dày.

- Chấn thương: Ngoài những nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh còn có thể bị xuất huyết dạ dày do tác động vật lý mạnh như tai nạn, va đập mạnh, bị đánh vào vùng bụng,…

- Do thuốc: Các thuốc giảm đau chống viêm không steroids (NSAIDs) hoặc aspirin là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết ở những người có tiền sử loét. Trong điều trị một số bệnh đôi khi không thể tránh khỏi việc sử dụng chúng nhưng nếu không biết phối hợp thuốc sẽ rất dễ dẫn đến xuất huyết dạ dày cho người bệnh.

- Stress: Đây vừa là nguyên gây xuất huyết ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nặng đang điều trị tại bệnh viện, vừa là yếu tố làm nặng tình trạng bệnh của những người đang xuất huyết.

Stress: Đây vừa là nguyên gây xuất huyết ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nặng

Stress: Đây vừa là nguyên gây xuất huyết ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nặng

- Chế độ ăn: Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy tình trạng chảy máu trên nền viêm loét. Việc ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều chất phụ gia kích thích có thể làm xuất hiện dạ dày ở những người đang bị loét.

- Ngoài ra việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, lối sống không lành mạnh cũng góp phần làm tình trạng chảy máu dạ dày dễ xảy ra hơn, nhất là ở những người đang bị viêm loét dạ dày.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

Các triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày có thể rõ ràng hoặc bị ẩn dấu, đôi khi không thể nhận biết được, tùy thuộc vào vị trí cũng như mức độ chảy máu của người bệnh. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu sau thì bạn cần cảnh giác mình có thể đang bị xuất huyết dạ dày:

- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là vị trí đau thường găp của các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Khi bị xuất huyết, cơn đau sẽ dữ dội hơn nhiều so với bình thường, rồi lan rộng ra khắp cả vùng bụng, đôi khi đau đến mức khiến người bệnh vã mồ hôi, tái nhợt,…

Đau bụng vùng thượng vị.

Đau bụng vùng thượng vị.

- Nôn ra máu: Người bệnh cảm thấy có mùi tanh trong miệng, buồn nôn, sau đó nôn ra thức ăn có lẫn máu. Máu có thể là máu tươi hoặc máu bầm tùy thuộc vào thời gian xuất huyết.

- Đi cầu phân đen: Đây là triệu chứng điển hình của các xuất huyết tiêu hóa với lượng chảy máu nhiều. Người bị xuất huyết dạ dày đi cầu phân đen như hắc ín, có mùi rất thối, màu sắc phân càng đen chứng tỏ lượng máu chảy ra càng nhiều.

- Biểu hiện toàn thân của thiếu máu: Nếu bị chảy máu kéo dài, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng toàn thân do thiếu máu như da niêm mạc nhạt, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp,…

Nếu có xuất hiện những triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày như trên, bạn cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng. Tuyệt đối không chủ quan và tự mua thuốc điều trị tại nhà. Bạn cũng có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được kết nối với những bệnh viện và bác sĩ tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết dấu hiệu chảy máu dạ dày cấp và mạn tính

Xuất huyết dạ dày là một cấp cứu nội ngoại khoa chiếm đến hơn nửa số trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên. Có lẽ phần lớn mọi người cũng biết đến có qua các...

Icon thời gian
23/03/2022
1062 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả

​​​​​​​Chảy máu dạ dày là bệnh lý không thường gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Thay vì khi nó xảy ra...

Icon thời gian
23/03/2022
797 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Bệnh xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận...

Xuất huyết dạ dày không phải là tình trạng hiếm gặp ở nước ta. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe nói đến bệnh lý này nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ bệnh xuất...

Icon thời gian
22/03/2022
1012 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Khám dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dù chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp...

Icon thời gian
13/03/2022
1307 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG