Nội dung chính
  • 1. Có thể mắc bệnh COVID-19 do tiêm vaccine COVID-19 không?
  • 2. Vậy vaccine COVID-19 hoạt động như thế nào?
  • 3. Triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19
  • 4. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19
Nội dung chính
  • 1. Có thể mắc bệnh COVID-19 do tiêm vaccine COVID-19 không?
  • 2. Vậy vaccine COVID-19 hoạt động như thế nào?
  • 3. Triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19
  • 4. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vaccine COVID-19 có gây bệnh COVID-19 không?

Tôi có thể mắc bệnh COVID-19 do tiêm vaccine COVID-19 không?. Đây là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu về vaccine ngừa COVID-19 và cơ chế hoạt động của nó để có đủ cơ sở để trả lời cho câu hỏi này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Có thể mắc bệnh COVID-19 do tiêm vaccine COVID-19 không?
  • 2. Vậy vaccine COVID-19 hoạt động như thế nào?
  • 3. Triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19
  • 4. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19

1. Có thể mắc bệnh COVID-19 do tiêm vaccine COVID-19 không?

Câu trả lời là Không. 

Tất cả các loại vaccine  COVID-19 không chứa virus còn sống và không có khả năng gây bệnh COVID-19. Điều này có nghĩa là vaccine COVID-19 không thể khiến chúng ta bị nhiễm bệnh COVID-19.

Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào?

Các vaccine ngừa COVID-19 đang phát triển đều được kiểm tra nghiêm ngặt bằng các thử nghiệm lâm sàng và sẽ chỉ được cấp phép hoặc phê duyệt nếu vaccine giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Vaccine phòng COVID-19, có chung mục tiêu là tạo sự miễn dịch đối với virus Sars-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Nguyên lý của việc sử dụng vaccine là kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể bằng kháng nguyên, thường là bằng protein hình gai trên bề mặt của virus, được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

2. Vậy vaccine COVID-19 hoạt động như thế nào?

Virus Corona gây ra bệnh COVID-19, cấu trúc gồm 4 proteins, trong đó có những protein S trên bề mặt virus tạo thành hình dạng giống một chiếc vương miện, nên được đặt tên là “Corona” . Những protein S này còn là mục tiêu lý tưởng để tạo nên vaccine ngừa COVID-19. 

Vaccine dạy tế bào của chúng ta cách tạo ra bản sao của protein S, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus. Điều này giúp chúng ta không bị nhiễm bệnh nếu sau này tiếp xúc với chúng.

Vậy vaccine COVID-19 hoạt động như thế nào?

Các loại vaccine COVID-19 hiện nay bao gồm:

- Vaccine mRNA: Moderna, Pfizer/BioNTech

- Vaccine véc-tơ vi-rút (vector virus): AstraZeneca, Sputnik V

- Vaccine bất hoạt "nguyên virus": Sinopharm (Vero Cell)

Tìm hiểu về Vaccine mRNA:

Viết tắt của Messenger RNA, còn được gọi là RNA thông tin, là vật chất di truyền giúp cơ thể tạo ra protein. Vaccine mRNA được bao bọc trong một lớp vỏ để dễ dàng đưa vào cơ thể chúng ta và giữ chúng không bị phá vỡ.

Tìm hiểu về Vaccine vector virus:

Vaccine vector virus dùng một loại virus khác virus Corona, virus  này không thể gây bệnh, nhưng nó giúp chuyển tải kháng nguyên của virus Corona vào cơ thể chúng ta.

Cả hai loại vaccine trên đều không chứa virus Corona, nên không thể gây bệnh và không làm thay đổi DNA của chúng ta.

Tìm hiểu về Vaccine bất hoạt "nguyên virus":

Vaccine "nguyên virus" dùng virus Corona “bị làm chết” (virus bất hoạt) để chúng không thể gây bệnh cho chúng ta. Khi vào cơ thể, chúng giúp tạo ra protein S bằng một số phản ứng với các tế bào miễn dịch. Phương pháp này đã từng được áp dụng trên các vaccine phòng ngừa bệnh dại, bại liệt hay viêm gan A trước đây.

Vaccine "nguyên virus" có chứa virus Corona đã "bị làm chết" nên không thể gây bệnh và không làm thay đổi DNA của chúng ta.

3. Triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19

Khi cơ thể đáp ứng với vaccine, chúng ta có thể bị sốt nhẹ, đau vùng tiêm, đau đầu hay ớn lạnh. Điều này hoàn toàn bình thường và cho thấy vaccine đang hoạt động.

Với những không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không đấu tranh, mà là đấu tranh bằng cách nhẹ nhàng hơn. Dù có sốt hay không sốt, hệ miễn dịch của chúng ta đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19

Có ít khả năng vaccine có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng. Phản ứng dị ứng nặng thường xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiêm một liều vaccine. Vì lý do này, các chuyên gia tiêm chủng yêu cầu người tiêm phải ở lại điểm tiêm chủng để theo dõi sau tiêm.

Đối với các trường hợp khẩn cấp (có dấu hiệu nặng bất thường sau tiêm) nên đến ngay Cơ sở y tế gàn nhất để được hỗ trợ kịp thời. Nếu không nằm trong các trường hợp khẩn cấp, nhưng thắc mắc về tiêm vaccine, gặp dị ứng sau tiêm, sốt dai dẳng sau tiêm...có thể khám bệnh trực tuyến với Bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc ngay tại nhà. 

Khám bệnh trực tuyến là gì?

CDC đã khẳng định rằng các lợi ích miễn dịch mà vaccine mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi tiêm vaccine COVID-19.

4. Tiêm chủng vaccine phòng Covid -19

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid -19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.

Bất cứ ai đều có thể đăng ký tiêm Vaccine COVID-19

Nhiều địa điểm tiêm sẽ yêu cầu giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính theo hình thức test nhanh Covid-19 trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19. Đây là loại xét nghiệm có kết quả nhanh trong 30 phút giúp phát hiện sớm các ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Hiện nay, vaccine Covid -19 đã dần phổ biến rộng rãi và hoàn toàn miễn phí cho mọi người. CDC khuyến cáo nên tiêm vaccine Covid -19 ngay khi tới lượt.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/10/2021 - Cập nhật 07/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

740 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1127 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1180 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1356 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG