Nội dung chính
  • 1. Vaccine Pfizer-BioNTech
  • 2. Vaccine Pfizer-BioNTech của nước nào?
  • 3. Vaccine Pfizer được tiêm như thế nào?
  • 4. Hiệu lực của vaccine
  • 5. Đối tượng tiêm Vaccine Pfizer
  • 6. Phản ứng sau tiêm Vaccine Pfizer
  • 7. Tiêm chủng vaccine Pfizer cho một số nhóm đối tượng đặc biệt
  • 8. Ai không được tiêm vaccine Pfizer
  • 9. Các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine Pfizer
  • 10. Một số lưu ý khác
Nội dung chính
  • 1. Vaccine Pfizer-BioNTech
  • 2. Vaccine Pfizer-BioNTech của nước nào?
  • 3. Vaccine Pfizer được tiêm như thế nào?
  • 4. Hiệu lực của vaccine
  • 5. Đối tượng tiêm Vaccine Pfizer
  • 6. Phản ứng sau tiêm Vaccine Pfizer
  • 7. Tiêm chủng vaccine Pfizer cho một số nhóm đối tượng đặc biệt
  • 8. Ai không được tiêm vaccine Pfizer
  • 9. Các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine Pfizer
  • 10. Một số lưu ý khác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10 điều cần biết khi tiêm Vaccine Pfizer

Vaccine Pfizer là một trong số những các vaccine được cấp phép tại Việt Nam. Qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy vaccine Pfizer an toàn và tỷ lệ hiệu lực cao lên đến 95%. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu thêm về Vaccine Pfizer ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Vaccine Pfizer-BioNTech
  • 2. Vaccine Pfizer-BioNTech của nước nào?
  • 3. Vaccine Pfizer được tiêm như thế nào?
  • 4. Hiệu lực của vaccine
  • 5. Đối tượng tiêm Vaccine Pfizer
  • 6. Phản ứng sau tiêm Vaccine Pfizer
  • 7. Tiêm chủng vaccine Pfizer cho một số nhóm đối tượng đặc biệt
  • 8. Ai không được tiêm vaccine Pfizer
  • 9. Các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine Pfizer
  • 10. Một số lưu ý khác

1. Vaccine Pfizer-BioNTech

Tất cả các vaccine phòng Covid-19 hiện nay, có chung mục tiêu là tạo sự miễn dịch đối với virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19. 

Vaccine Pfizer-BioNTech (Tên nghiên cứu: BNT162b2) của Hãng Pfizer – Mỹ đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sử dụng khẩn cấp để ngăn ngừa Covid-19 ở những người từ 12 tuổi trở lên theo Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp (EUA -  Emergency Use Authorization). Vaccine này đã được nhiều quốc gia trên thế giới cấp phép lưu hành và sử dụng.

Vaccine Pfizer-BioNTech

Vaccine Pfizer được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020 và được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021.

Được điều chế theo công nghệ mRNA, Vaccine Pfizer-BioNTech đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Công nghệ vaccine mRNA:

+ Không làm thay đổi hoặc tương tác với DNA của người được tiêm chủng theo bất kỳ cách nào.

+ Không sử dụng virus sống gây bệnh Covid-19.

+ Không thể gây bệnh Covid-19 cho người được tiêm chủng.

2. Vaccine Pfizer-BioNTech của nước nào?

Vào ngày 1/1/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đăng một thông báo trên Twitter: “Vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) đã trở thành vaccine đầu tiên nhận được sự phê duyệt của WHO để sử dụng khẩn cấp kể từ lúc dịch bùng phát”.

3. Vaccine Pfizer được tiêm như thế nào?

Để đảm bảo chất lượng thì vaccine Pfizer được bào chế ở dạng đông khô, muốn tiêm phải pha loãng bằng nước muối sinh lý Nacl (0.9%). Mỗi lọ vaccine có 6 liều và sẽ cần một lọ muối sinh lý dung tích 2 ml để pha loãng.

Sau khi đã pha loãng phải bảo quản lọ vaccine pha loãng ở nhiệt độ +2°C đến +8°C trên miếng xốp trong phích vaccine. Vaccine đã pha chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ.

Liều lượng tiêm là 0,3ml, và đường tiêm là tiêm bắp

4. Hiệu lực của vaccine

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vaccine Pfizer/BioNTech có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh Covid-19 từ 95% đến 100% sau khi tiêm liều thứ 2 khoảng 7 ngày.

5. Đối tượng tiêm Vaccine Pfizer

Vaccine Pfizer/BioNTech được chỉ định tiêm phòng cho người từ 12 tuổi trở lên. Theo Bộ Y tế, thời gian tới, độ tuổi được chỉ định tiêm sẽ được cập nhật theo nguồn cung vaccine ở Việt Nam.

Xét nghiệm kháng thể sau tiêm Vaccine Covid-19 ở đâu?

Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa mũi 2 và mũi 1 từ 3 đến 4 tuần (21 -28 ngày).

Theo Bộ Y Tế, trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccin Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Nên tiêm vaccine phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với tiêm chủng các vaccine phòng bệnh khác.

6. Phản ứng sau tiêm Vaccine Pfizer

Phản ứng thường gặp nhất sau tiêm vaccine Pfizer như đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm.

Với người trên 16 tuổi: các phản ứng bất lợi thấp hơn 10% so với nhóm vị thành niên. Ngoài ra, người tiêm có thể bị sốt nhẹ hoặc vừa, khỏi trong một vài ngày sau tiêm.

Các phản ứng ít gặp: Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm.

7. Tiêm chủng vaccine Pfizer cho một số nhóm đối tượng đặc biệt

- Người có bệnh nền, bệnh mãn tính: là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao và mắc Covid-19 nặng nên cần được tiêm vaccine, tuy nhiên trước khi tiêm cần được khám sàng lọc cẩn thận, tiêm chủng khi bệnh đã ổn định.

+ Phụ nữ mang thai: không khuyến cáo tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, vì không đủ dữ liệu về rủi ro xảy ra ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, nếu lợi ích của việc tiêm phòng vượt trội hơn các rủi ro tiềm ẩn của vaccine đối với phụ nữ mang thai. Không khuyến cáo phải thử thai trước khi tiêm chủng.

+ Phụ nữ cho con bú: Tiêm vaccine nếu họ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ. Không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm vaccine.

Phụ nữ cho con bú: Tiêm vaccine covid 19 không

+ Người bị suy giảm miễn dịch: Có thể tiêm vaccine nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.

+ Người có bệnh tự miễn: Có thể được tiêm chủng nếu họ không có các chống chỉ định tiêm vaccine.

+ Người bị HIV: Có thể tiêm vaccine nếu đã kiểm soát tốt bằng điều trị thuốc kháng virus và họ thuộc nhóm nguy cơ cần tiêm vaccine.

Những người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính đã điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng vaccine Covid-19 tại bệnh viện, hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vaccine Covid-19. Ngày đi tiêm, cần đem toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

8. Ai không được tiêm vaccine Pfizer

Người có tiền sử phản ứng dị ứng (phản vệ) với bất cứ thành phần nào của vaccine Pfizer - BioNTech COVID-19.

Đặc biệt, không nên sử dụng cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với polyethylene glycol (PEG) hoặc các phân tử liên quan.

Những người có phản ứng dị ứng ngay lập tức (ví dụ: phản vệ, nổi mày đay, phù mạch, suy hô hấp) với liều đầu tiên của vắc xin này sẽ không tiêm liều tiếp theo.

9. Các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine Pfizer

Những đối tượng này phải khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu, bao gồm:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có độ tuổi ≥65 tuổi.

- Người có bệnh nền, mãn tính được điều trị ổn định.

- Người có tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút

+ Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg

+ Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg 11

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

- Có dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

10. Một số lưu ý khác

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid -19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.

Bất cứ ai đều có thể đăng ký tiêm Vaccine Covid-19

 

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19

Nhiều địa điểm tiêm sẽ yêu cầu giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính theo hình thức test nhanh Covid-19 trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19 và và có tấm chắn giọt bắn trong quá trình tiêm. Đây là loại xét nghiệm có kết quả nhanh trong 30 phút giúp phát hiện sớm các ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Tự theo dõi tại nhà sau tiêm 28 ngày, đặc biệt 7 ngày đầu sau tiêm.

Đảm bảo 5K, giãn cách, vì người tiêm vaccine được bảo vệ rồi, còn người chưa tiêm chưa được bảo vệ. Người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm, vì vậy ngoài phòng vệ cho bản thân, thì phải phòng vệ cho cả cộng đồng.

Hiện nay, vaccine Covid -19 đã dần phổ biến rộng rãi và hoàn toàn miễn phí cho mọi người. CDC khuyến cáo nên tiêm vaccine Covid -19 ngay khi tới lượt.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/08/2021 - Cập nhật 15/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

720 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1115 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1170 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1340 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG