Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu thường dễ bị bỏ qua, do bệnh tim có dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng. Một số triệu chứng của bệnh tim thậm chí không xuất hiện ở ngực. Nếu bạn đang tìm hiểu về căn bệnh này, hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu những biểu hiện của bệnh tim mạch giai đoạn đầu có thể gặp để có cách xử trí phù hợp.
1. Đau, tức ngực
Đau, tức ngực có thể là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu mà ít ai để ý. Bởi, nhiều nguyên nhân gây đau ngực nên mà có thể không liên quan gì đến tim. Tuy nhiên đau ngực vẫn là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng lưu lượng máu đến tim kém hoặc đau tim. Loại đau ngực này được gọi là đau thắt ngực.

Đau ngực là triệu chứng phổ biến trong bệnh tim mạch
Đau ngực có thể xảy ra khi tim không nhận đủ máu hoặc oxy. Số lượng và loại cơn đau có thể khác nhau ở mỗi người. Cường độ của cơn đau không phải lúc nào cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của vấn đề về tim.
- Một số người có thể cảm thấy đau nhức, trong khi những người khác chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ.
- Bạn có thể cảm thấy ngực nặng nề hoặc giống như có ai đó đang bóp chặt ngực hoặc tim của bạn hoặc cũng có thể cảm thấy đau nhói, rát ở ngực.
- Bạn có thể cảm thấy đau dưới xương ức hoặc ở cổ, cánh tay, dạ dày, hàm hoặc lưng trên.
- Đau ngực do đau thắt ngực thường xảy ra khi hoạt động hoặc cảm xúc và hết khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc gọi là nitroglycerin.
- Khó tiêu cũng có thể gây đau ngực.
2. Khó thở
Hơi thở và chức năng tim của bạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tim không thể nhận đủ oxy để cung cấp máu tươi đến các cơ quan, bao gồm cả phổi, bạn có thể cảm thấy khó thở.
Khó thở là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Triệu chứng dễ nhận thấy là việc leo cầu thang thường rất dễ dàng, nhưng nếu gần đây bạn cảm thấy việc leo lên ngày càng khó khăn, hoặc cảm thấy khó thở. Điều này có thể là do tim của bạn không còn hoạt động tốt như trước, không bơm máu đủ để đem oxy đến cơ quan khác, vì vậy hãy đi khám bác sĩ ngay.

Khó thở là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu
3. Sưng phù ở bàn chân
Sưng (phù nề) ở cẳng bàn chân là một dấu hiệu khác của biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu mà ít người chú ý. Khi tim của bạn không hoạt động tốt, lưu lượng máu sẽ chậm lại và ứ đọng trong các tĩnh mạch ở chân. Điều này khiến chất lỏng tích tụ trong các mô của bạn gây phù.
Ngoài ra, các vấn đề về tim cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng loại bỏ nước và natri của thận, dẫn đến phù nề.
4. Thường xuyên mệt mỏi
Mệt mỏi có thể có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Đôi khi nó chỉ đơn giản có nghĩa là bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhưng cảm giác kiệt sức có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của bệnh tim khi:
- Bạn cảm thấy mệt mỏi hơn nhiều so với bình thường. Phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi trầm trọng trước hoặc trong cơn đau tim.
- Bạn cảm thấy mệt mỏi đến mức không thể thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.
- Bạn bị suy nhược đột ngột và trầm trọng.
Nếu bạn mệt mỏi và đã làm việc nhiều giờ hoặc thức khuya, đó có thể không phải là do trái tim của bạn, nhưng nếu bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi tột độ và lối sống của bạn không thay đổi, thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Mệt mỏi thường xuyên có thể là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu
5. Ho dai dẳng
Thông thường, ho dai dẳng không phải là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bạn đang có vấn đề về tim thì bạn nên cảnh giác hơn. Bởi, khi bị ho nhiều khi nằm và khi gắng sức, kèm theo khó thở, điều đó có thể có nghĩa là tim không hoạt động bình thường và khiến máu tích tụ trong phổi, gây ho dai dẳng.
6. Chán ăn, buồn nôn
Các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc ợ hơi thường mọi người sẽ nghĩ ngay là bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, khi làm các chẩn đoán mà không phát hiện bệnh, thì rất có thể, đây là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu do cơ thể không được cung cấp đủ máu, đặc biệt nếu người bệnh đang có một số triệu chứng đau tim khác.

Chán ăn, buồn nôn còn là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu
7. Đi tiểu đêm thường xuyên
Đi tiểu đêm nhiều lần khiến nhiều người nghĩ đến nguyên nhân do thận nhiều hơn do tim, cùng với triệu chứng phù nề ở chân. Tuy nhiên người bệnh suy tim cũng có thể có triệu chứng tương tự, nhưng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng.
8. Hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt, chóng mặt có thể là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu, cũng là dấu hiệu cho thấy huyết áp của bạn đã giảm do tim đang gặp khó khăn trong việc bơm đủ máu đi khắp cơ thể.
Làm gì khi có biểu hiện của bệnh tim mạch?
Hãy nói chuyện, nhờ tư vấn với một đội ngũ chuyên gia tim mach của IVIE - Bác sĩ ơi bằng cách tham gia hỏi đáp miễn phí với Bác sĩ nếu bạn đang gặp biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Hãy đặt lịch hẹn ngay hôm nay để bắt đầu và ưu tiên sức khỏe tim mạch của bạn.
Để tải App và Tư vấn tim mạch miễn phí, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại thông minh;
Tải app
- Bước 2: Đăng ký bằng số điện thoại, nhập mật khẩu;
- Bước 3: Chọn Đặt hẹn bác sĩ tại Trang Chủ;
- Bước 4: Tìm kiếm bác sĩ, nhấn Tư vấn trực tuyến;
- Bước 5: Chọn thời gian: ngày giờ khám bệnh và hoàn thành đăng ký tư vấn y tế từ xa;
- Bước 6: Đến giờ hẹn, người bệnh mở Lịch hẹn tại Trang chủ và nhấn Gọi khám để kết nối với bác sĩ;
- Bước 7: Trong trường hợp cuộc gọi trực tuyến gặp vấn đề về kết nối, người bệnh tắt gọi trực tuyến và nhấn Gọi thoại để liên hệ với bác sĩ;
- Bước 8: Sau khi hoàn tất cuộc gọi, người bệnh có thể xem kết quả tư vấn y tế từ xa và đơn thuốc trên ứng dụng tại mục Hồ sơ sức khỏe.

Hướng dẫn tải app và đặt khám tim mạch với bác sĩ giàu kinh nghiệm
Tải app
Cách phòng tránh bệnh tim mạch
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong hành trình phục hồi và ngăn ngừa tổn thương thêm cho tim. Đây cũng là cách phòng và tránh các biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu.
- Bỏ hút thuốc: thuốc lá cũng là một trong yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim mạch.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học như hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ do cholesterol máu tăng có thể dẫn đến xơ vữa mạch máu. Nên ăn các thực phẩm giàu protein, vitamin như thịt, cá, các loại rau củ quả …
- Quản lý huyết áp của bạn: theo dõi huyết áp thường xuyên và duy trì ổn định. Nếu bạn bị tăng huyết áp cần gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Theo dõi huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp phát hiện sớm bất thường của cơ thể
- Duy trì hoạt động thể chất: tập thể dục đều đặn, vừa sức có thể giúp điều hòa tim mạch.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn do tim cần hoạt động mạnh hơn để đủ nuôi dưỡng cơ thể. Lâu dần có thể dẫn tim yếu dần đi và sinh bệnh.
- Quản lý căng thẳng và sức khỏe tâm thần: mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc thường xuyên căng thẳng có thể gây nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy bạn cần tạo cho mình một môi trường sống thoải mái, cân bằng công việc và nghỉ ngơi để cơ thể có đủ thời gian hồi phục.
- Khám sức khỏe định kỳ: kiểm tra và xét nghiệm y tế thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đau tim. Một số xét nghiệm sàng lọc và công cụ chẩn đoán nhất định có thể được sử dụng để phát hiện xem bạn có bị đau tim hay không cũng như mức độ tổn thương của tim và các cơ quan khác.
Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý của cơ quan khác. Vì vậy bạn và gia đình nên kiểm tra sức khỏe toàn diện hàng năm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Tải ngay App IVIE – Bác sĩ ơi để tham khảo thêm các kiến thức về tim mạch, hoặc đặt câu hỏi cho bác sĩ tim mạch tại cộng đồng hỏi đáp để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng.
Tải app
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.