Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc ăn uống sau cắt polyp đại tràng
  • 2. Sau nội soi cắt polyp nên ăn gì? 
  • 3. Sau nội soi cắt polyp không nên ăn gì? 
Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc ăn uống sau cắt polyp đại tràng
  • 2. Sau nội soi cắt polyp nên ăn gì? 
  • 3. Sau nội soi cắt polyp không nên ăn gì? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ăn gì sau khi cắt polyp đại tràng giúp cơ thể nhanh hồi phục?

Sau cắt polyp đại tràng nên và không nên ăn gì? Đó là câu hỏi chung được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết này của ISOFHCARE sẽ giúp các bạn đọc giả giải đáp thắc mắc và có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho sức khỏe.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc ăn uống sau cắt polyp đại tràng
  • 2. Sau nội soi cắt polyp nên ăn gì? 
  • 3. Sau nội soi cắt polyp không nên ăn gì? 

1. Nguyên tắc ăn uống sau cắt polyp đại tràng

Nguyên tắc ăn uống sau cắt polyp đại tràng

Nguyên tắc ăn uống sau cắt polyp đại tràng

Phẫu thuật cắt polyp, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc nhất định để cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khoẻ như: 

  • Lưu ý bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng, protein và các loại vitamin bổ dưỡng cho sức khỏe. 
  • Chú ý ăn những thực phẩm lỏng, loãng, mềm ở những ngày đầu sau cắt polyp và chuyển dần sang giai đoạn đặc, thô. 
  • Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để đường ruột dễ hấp thụ hơn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhanh hồi phục. 
  • Người bệnh nên ăn từng chút một, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, đa dạng thực đơn ăn uống để kích thích ăn uống tốt hơn. 

Tìm hiểu thông tin chi tiết về: Nội soi tiêu hóa không đau tại Hà Nội 

2. Sau nội soi cắt polyp nên ăn gì? 

Sau nội soi cắt polyp nên ăn gì?

Sau nội soi cắt polyp nên ăn gì?

Mổ nội soi cắt polyp đại tràng, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau: 

a. Thức ăn giàu đạm

Thức ăn giàu chất đạm (protein) giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, vết thương mau lành. Một số thực phẩm giàu protein mà bạn nên ăn như: trứng, đậu phụ, các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá tuyết), thịt gà, thịt lợn nạc, các loại bơ (bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, đậu nành…). Những thực phẩm này có thể xay nhuyễn, băm nhỏ, nấu kèm cháo hoặc súp để người bệnh dễ ăn trong những ngày đầu. 

Bạn cũng có thể bổ sung thêm thịt nạc bò nấu chín kỹ trong thực đơn. Tuy nhiên thực phẩm này nên ăn một cách hạn chế vì trong thịt bò chứa hàm lượng cholesterol cao, có khả năng gây ung thư ruột kết sau polyp đại tràng cao hơn những người bình thường. 

b. Thức ăn giàu chất xơ 

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có khả năng kích thích tiêu hoá, ngăn chặn biến chứng táo bón sau cắt polyp đại tràng. Chính vì vậy, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì, các loại ngũ cốc nguyên chất, rau củ quả… Các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp chất xơ mà còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có lợi cho sức khỏe. 

Một số loại rau củ quả nên bổ sung: Các loại rau có độ nhớt cao (đậu bắp, mồng tơi, rau đay, rau lang), rau diếp, khoai tây nghiền, cà rốt... 

Một số loại hoa quả nên bổ sung: Bơ, chuối chín, dưa hấu, cam, bưởi, táo, lê, nước ép hoa quả. 

c. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh 

Các loại chất béo không bão hoà góp phần cải thiện hệ miễn dịch, bắt buộc cần có trong bữa ăn để cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E. Vì vậy, người bệnh có thể chế biến món ăn cùng với một số loại dầu như dầu đậu nành, dầu mè, dầu dừa, dầu oliu…

Bên cạnh đó, dù là chất béo lành mạnh thì người bệnh cũng chỉ nên dùng ở mức vừa phải. Chế độ ăn sau cắt polyp đại tràng nên ưu tiên cho các phương pháp chế biến là hấp và luộc.

d. Thực phẩm cung cấp tinh bột 

Sau cắt polyp đại tràng, bạn vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường hay các loại ngũ cốc đã qua tinh chế như bánh mì, bánh quy… Đa dạng món ăn giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và những sản phẩm làm từ các hạt nguyên cám như gạo lứt, bánh mì đen, bún gạo lứt…

e. Uống nhiều nước

Nước không chỉ cung cấp khoáng chất cho cơ thể mà còn giúp kích thích tiêu hoá, hạn chế táo bón sau phẫu thuật. Bạn nên bổ sung từ 2 – 3 lít nước cho cơ thể mỗi ngày, bao gồm nước lọc, sữa, trái cây, canh, súp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức một số món đồ uống không có gas, cà phê hay trà đã khử caffeine, nước dừa, nước khoáng…

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt polyp mà bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện khác thường nào hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

3. Sau nội soi cắt polyp không nên ăn gì? 

Sau nội soi cắt polyp không nên ăn gì?

Sau nội soi cắt polyp không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh sau nội soi cắt polyp đại tràng cần hạn chế các thực phẩm không đảm bảo cho người bệnh giúp vết mổ nhanh lành và tăng tốc độ hồi phục sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm như: 

a. Các loại đồ uống có gas, chất kích thích 

Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hay các loại nước có gas hoàn toàn không tốt cho cơ thể người bệnh sau mổ cắt polyp đại tràng. Những chất kích thích này đi vào cơ thể sẽ khiến vết cắt bị tổn thương, lâu lành và dễ tái phát bệnh. 

b. Thực phẩm chế biến sẵn 

Những thực phẩm chế biến sẵn như đồ đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, đồ ăn cay nóng, chiên xào, các thực phẩm lên men… gây khó tiêu hoá. Nếu sử dụng có thể khiến người bệnh bị đầy hơi và vết mổ lâu lành. 

c. Chất béo động vật

Bạn cũng nên tránh các loại chất béo no, chất béo từ động vật vì dễ gây thừa cân béo phì, ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

Sau phẫu thuật cắt polyp đại tràng: Người bệnh nên và không nên làm gì? Thông tin chi tiết tại đây.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp được phần nào thắc mắc nên ăn gì sau nội soi cắt polyp đại tràng, cũng như hỗ trợ bạn xây dựng thực đơn ăn uống hiệu quả. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/06/2022 - Cập nhật 23/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Khám trào ngược dạ dày ở đâu? là thắc mắc của rất nhiều...

24/10/2023

1361 Lượt xem

11 Phút đọc

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Nhận biết bệnh crohn ở giai đoạn sớm vô cùng quan trọng. Vì nó giúp làm giảm tỷ lệ ung thư hóa và các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh...

05/07/2022

955 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Không chữa trị kịp thời và đúng cách, điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ trở nên trầm trọng. Đặc biệt, thái độ chủ quan ...

04/07/2022

806 Lượt xem

4 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng. Khi những túi này bị viêm hay nhiễm trùng thì gọi là viêm túi thừa đại tràng. Vậy làm thế nào để chẩn...

04/07/2022

947 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG