Nội dung chính
  • Viêm họng khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị viêm họng ở giai đoạn này
  • Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa nên làm gì?
  • Phòng ngừa viêm họng trong thai kỳ như thế nào?
  • Tổng kết
Nội dung chính
  • Viêm họng khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị viêm họng ở giai đoạn này
  • Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa nên làm gì?
  • Phòng ngừa viêm họng trong thai kỳ như thế nào?
  • Tổng kết
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa: Điều trị sao cho an toàn?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Dù bước vào tam cá nguyệt thứ hai - giai đoạn sức khỏe thường ổn định hơn so với 3 tháng đầu - nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như viêm họng nếu không chăm sóc đúng cách. Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mẹ nên xử lý ra sao để an toàn cho cả hai? Tìm hiểu ngay.
Nội dung chính
  • Viêm họng khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?
  • Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị viêm họng ở giai đoạn này
  • Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa nên làm gì?
  • Phòng ngừa viêm họng trong thai kỳ như thế nào?
  • Tổng kết

Viêm họng khi mang thai 3 tháng giữa có nguy hiểm không?

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến sức đề kháng ở niêm mạc mũi họng suy giảm, đặc biệt trong 3 tháng giữa. Điều này khiến bà bầu bị viêm họng khó tự khỏi, nếu kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm. Việc bắt buộc dùng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Hệ miễn dịch thay đổi dễ làm bà bầu bị viêm họng

Hệ miễn dịch thay đổi dễ làm bà bầu bị viêm họng

Viêm họng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào?

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi, cụ thể như sau: 

  • Sốt cao kéo dài: Nếu mẹ bị sốt trên 38,5°C trong thời gian dài, có thể ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ co bóp tử cung hoặc gây biến chứng về thần kinh ở trẻ.

  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống: Đau họng khiến mẹ khó ngủ, kém ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể và thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này kéo dài sẽ làm mẹ bầu mất sức và luôn trong trạng thái mệt mỏi. 

  • Mệt mỏi kéo dài: Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa khiến cơ thể mẹ luôn trong trạng thái uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng miễn dịch.

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa thai kỳ là điều không thể chủ quan. Điều trị viêm họng ở bà bầu 3 tháng giữa nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản hoặc tai mũi họng, với các thuốc được chứng minh an toàn cho thai phụ.

Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị viêm họng ở giai đoạn này

Trong tam cá nguyệt thứ hai, tuy sức khỏe mẹ bầu đã ổn định hơn so với 3 tháng đầu, nhưng vẫn tồn tại nhiều yếu tố khiến nguy cơ viêm họng tăng cao:

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa 

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa

Thay đổi nội tiết tố làm giảm sức đề kháng

Trong quá trình mang thai, hormone progesterone và estrogen tăng cao để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chính sự thay đổi này lại khiến hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu tạm thời, đặc biệt là ở các vùng niêm mạc như mũi, họng, miệng. Điều này khiến cơ thể khó chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, làm cho bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa thai kỳ. 

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa thai kỳ do thay đổi nội tiết tố

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa thai kỳ do thay đổi nội tiết tố

Tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi, môi trường lạnh

Nhiều bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa có thể do thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như: 

  • Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

  • Khói thuốc, ô nhiễm không khí

  • Không gian chật kín và không thông thoáng.

Tác động từ môi trường là yếu tố khiến niêm mạc họng bị kích ứng và dễ viêm hơn bình thường. Với mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, việc thay đổi thời tiết hoặc sống trong môi trường không sạch sẽ có thể gây viêm họng chỉ sau vài ngày.

Viêm họng do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng

Khoảng 80% trường hợp bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa là do virus gây ra, trong đó có thể đi kèm với cảm cúm, ho hoặc sổ mũi. Ngoài ra, vi khuẩn như liên cầu khuẩn cũng là thủ phạm khiến cổ họng bị sưng đỏ, đau rát, thậm chí có mủ.

Một số mẹ bầu còn bị viêm họng do phản ứng dị ứng với phấn hoa, bụi mịn, lông thú cưng hoặc thực phẩm - khiến cổ họng sưng đau mà không có dấu hiệu sốt hay nhiễm trùng.

Trào ngược dạ dày do thai lớn gây áp lực lên cơ hoành

Khi thai lớn lên trong tam cá nguyệt thứ hai, tử cung phát triển gây áp lực lên vùng dạ dày - cơ hoành. Điều này làm gia tăng tình trạng trào ngược axit dạ dày, khiến axit trào lên thực quản và họng, gây kích ứng và viêm.

Trào ngược dạ dày cũng là mẹ bầu bị viêm họng

Trào ngược dạ dày cũng là mẹ bầu bị viêm họng

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa do trào ngược thường có đặc điểm như không sốt, ho về đêm, khàn tiếng và hay ợ nóng.

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa nên làm gì?

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa thai kỳ sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, nhưng nếu chủ quan hoặc điều trị sai cách, có thể gây biến chứng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu cần xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Ưu tiên thực hiện các biện pháp tự nhiên - an toàn

Trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc, mẹ bầu nên áp dụng các cách giảm viêm họng tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Súc miệng nước muối ấm: Giúp sát khuẩn vùng họng, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn nhẹ nhàng. Đây là cách giúp mẹ bầu 3 tháng giữa giảm viêm họng nhanh, dễ thực hiện. 

  • Uống nhiều nước ấm, trà gừng hoặc chanh mật ong: Giúp làm dịu cổ họng, giữ ẩm niêm mạc và hỗ trợ giảm ho, giảm đau rát.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng: Tránh để cơ thể mất sức, đồng thời tăng khả năng hồi phục. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù đa số các trường hợp bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa có thể tự cải thiện tại nhà, nhưng mẹ bầu nên đi khám sớm nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao trên 38,5°C không giảm dù đã nghỉ ngơi, uống nước nhiều.

  • Đau họng kéo dài trên 3 ngày, có xu hướng nặng hơn.

  • Có dấu hiệu nhiễm khuẩn như xuất hiện mủ trắng ở amidan, nổi hạch dưới cổ, khàn tiếng nặng, khó nuốt, hơi thở hôi.

Những dấu hiệu này có thể cảnh báo viêm họng do vi khuẩn hoặc biến chứng đường hô hấp, cần được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám bệnh. Nếu mẹ bầu muốn tiết kiệm thời gian, có thể đặt lịch khám bệnh trực tuyến tại IVIE - Bác sĩ ơi. Đây là ứng dụng cho phép người dùng kết nối trực tiếp với bác sĩ chuyên gia để thăm khám bệnh. Khám online tại nhà với IVIE - Bác sĩ ơi giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế di chuyển và vẫn được tư vấn đúng chuyên môn.

1900 3367

Đặt lịch khám cho mẹ bầu tại bệnh viện uy tín


Có được dùng thuốc khi mang thai không?

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa thai kỳ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc như kháng sinh, thuốc giảm viêm, thuốc xịt họng hay siro ho không rõ nguồn gốc. Chỉ sử dụng thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, ưu tiên các loại an toàn cho thai kỳ, phù hợp với tuổi thai và tình trạng bệnh. Trong một số trường hợp viêm nặng do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh thuộc nhóm an toàn (FDA nhóm B) nhưng vẫn cần theo dõi sát.

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa không được tự ý dùng thuốc

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa không được tự ý dùng thuốc

Phòng ngừa viêm họng trong thai kỳ như thế nào?

Viêm họng là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ do hệ miễn dịch của mẹ bầu có xu hướng suy giảm, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những thói quen chăm sóc đơn giản dưới đây:

Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách giữ ấm cổ họng của mình: 

  • Đeo khăn mỏng quấn cổ hoặc mặc áo cao cổ.

  • Hạn chế tình trạng thay đổi nhiệt độ ngoài trời

  • Hạn chế tắm muộn vào buổi tối hoặc dùng nước quá lạnh.

Giữ ấm cổ họng để hạn chế viêm họng khi mang thai

Giữ ấm cổ họng để hạn chế viêm họng khi mang thai

Giữ ấm tốt giúp cổ họng giúp mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ không bị kích ứng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm do thay đổi thời tiết.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng đề kháng

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin C, vitamin A, kẽm, selen… có thể giúp mẹ bầu tăng khả năng miễn dịch tự nhiên. Một số thực phẩm tốt nên đưa vào thực đơn hằng ngày gồm:

  • Trái cây tươi như cam, quýt, kiwi, ổi

  • Cải bó xôi, rau ngót, súp lơ xanh

  • Cá hồi, trứng, sữa chua và các loại hạt (óc chó, hạnh nhân...).

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên uống đủ nước ấm mỗi ngày (1,5 - 2 lít), tránh để cổ họng khô rát.

Hạn chế tiếp xúc với người đang ho/sốt

Viêm họng thường do virus hoặc vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Để hạn chế tình trạng viêm họng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên: 

  • Tránh tiếp xúc gần với người đang bị ho, sốt, cảm cúm.

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đến nơi công cộng.

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn, ly nước, muỗng đũa…) với người bệnh.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý

Súc miệng và rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý (0.9%) giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn và giữ ẩm niêm mạc mũi họng. Thói quen này nên được duy trì ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt sau khi ra ngoài hoặc vào mùa lạnh.

Tổng kết

Bà bầu bị viêm họng 3 tháng giữa là tình trạng khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Đặc biệt, khi mang thai mà bị viêm họng, mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc nếu như chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám và điều trị. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch tư vấn online, từ đó biết được nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (5 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG