Nội dung chính
  • Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị bàn chân bẹt
  • Bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi có sao không?
  • Khi nào nên đưa trẻ đi khám bàn chân bẹt?
  • Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi
Nội dung chính
  • Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị bàn chân bẹt
  • Bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi có sao không?
  • Khi nào nên đưa trẻ đi khám bàn chân bẹt?
  • Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi có sao không?

Một trong những dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển xương chân chính là bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi. Các dấu hiệu thường dễ nhận thấy bằng mắt thường. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý để phát hiện và khắc phục sớm, tránh những biến chứng không mong muốn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng IVIE- Bác sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới này nhé.
Nội dung chính
  • Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị bàn chân bẹt
  • Bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi có sao không?
  • Khi nào nên đưa trẻ đi khám bàn chân bẹt?
  • Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi

Dấu hiệu trẻ 3 tuổi bị bàn chân bẹt

Để kịp thời khắc phục tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi. Thì việc biết sớm dấu hiệu và cách nhận biết là điều rất cần thiết.

Dấu hiệu

Tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm gọi là bàn chân bẹt. Bình thường, giữa lòng bàn chân sẽ có vùng lõm nhất định, tùy vào thể trạng mỗi trẻ. Thời kỳ hệ cơ xương của trẻ phát triển mạnh mẽ chính là giai đoạn tập đi. Phần lớn các trẻ đều có sự phát triển bình thường.

Hình ảnh minh họa bàn chân bẹt ở trẻ

Hình ảnh minh họa bàn chân bẹt ở trẻ

Tuy nhiên, ở một số trẻ lại có hệ cơ xương bàn chân phát triển không cân đối, phổ biến là hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi.

Một số dấu hiệu có thể nhận thấy như bàn chân của trẻ sơ sinh không lõm, không có vòm. Nếu như bình thường, theo thời gian vùng gan bàn chân của trẻ sẽ lõm dần vào ở độ tuổi 2 – 3 tuổi. Nhưng đối với những trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt, vùng lòng bàn chân vẫn không lõm.

Cách nhận biết

Hầu hết trẻ em không thể nhận biết dị tật này. Vì vậy, cần sự quan tâm đặc biệt từ bậc phụ huynh. Dưới đây, có những cách giúp nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo:

Tự kiểm tra tại nhà

Cha mẹ có thể quan sát bàn chân trẻ khi đứng thẳng. Nếu trẻ có chứng bàn chân bẹt:

  • Lòng bàn chân áp sát xuống mặt sàn hoàn toàn.
  • Mắt cá chân phía trong có khuynh hướng sụp xuống.
  • Đầu gối chụm vào nhau.

Ngoài ra, hãy cho trẻ in hình bàn chân lên cát hoặc trên giấy. Nếu thấy dấu in rõ ràng, toàn bộ bàn chân, không để lại lõm cong thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế

  • Để chắc chắn cha mẹ hãy cân nhắc đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế uy tín để tầm soát bàn chân bẹt. Các chuyên gia sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.

Bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi có sao không?

Tình trạng bàn chân bẹt sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cân bằng và chịu lực là một trong những vai trò rất quan trọng của vòm bàn chân. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ đi đứng nhẹ nhàng, giảm phản lực từ mặt đất dội lên bàn chân.

Bàn chân bẹt ở trẻ có thể gây ra các biến chứng như biến dạng bàn chân, viêm khớp,...

Bàn chân bẹt ở trẻ có thể gây ra các biến chứng như biến dạng bàn chân, viêm khớp,...

Với những trẻ mắc chứng bàn chân dẹt sẽ gây mất cân bằng cơ thể, khả năng vận động hạn chế, do bàn chân không đủ linh hoạt nên dễ bị ngã khi chạy nhảy. Không những thế, nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Biến dạng bàn chân: Khi đi lại, do bàn chân bẹt nên phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp sát xuống mặt đất. Lâu dần, bàn chân sẽ bị biến dạng.
  • Viêm hoặc thoái hóa khớp gối: Cấu trúc bàn chân bẹt làm các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh đi lại và chạy nhảy. Điều này dẫn đến xoay lệch khớp gối. Đây cũng là nguyên nhân chính gây viêm, thoái hóa khớp gối.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Khi mắc hội chứng bàn chân bẹt cũng có thể gây mắc các bệnh lý như cong vẹo cột sống, đau xương cẳng chân, viêm cân gan chân, ngón chân cái có dấu hiệu bất thường,…

Chính vì nó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cũng như bất lợi trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Cha mẹ hãy lưu ý, để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bàn chân bẹt?

Bàn chân là nền tảng nâng đỡ toàn bộ cơ thể của trẻ. Việc điều trị chậm trễ hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Trẻ nên được thăm khám bàn chân bẹt từ sớm sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản và dễ dàng hơn. Đặc biệt là trẻ trong độ 3 – 7 tuổi.

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám khi có dấu hiệu bàn chân bẹt

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám khi có dấu hiệu bàn chân bẹt

Đây được ví như độ tuổi vàng điều trị bàn chân bẹt ở trẻ. Vì nếu được chữa trị đúng cách, trẻ sẽ phát triển bình thường, không bị hạn chế trong các hoạt động. Từ sau độ tuổi này đến khi trẻ 12 tuổi, việc tạo vòm chân sẽ có hiệu quả rất thấp. Ngoài ra, cũng tốn nhiều thời gian mang đế chỉnh hình hơn.

Vì vậy, khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bàn chân bẹt, bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt. Tránh bỏ lỡ thời điểm vàng, để lại biến chứng không mong muốn cho trẻ.

Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi

Để điều trị khắc phục tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi, phụ huynh có thể tham khảo một số phương phương điều trị tại nhà và điều trị tại cơ ở y tế như sau:

Điều trị tại nhà

Bàn chân bẹt (flat feet) là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Ở độ tuổi này, bàn chân của trẻ vẫn đang phát triển, nên tình trạng này thường không gây lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động hoặc gây đau đớn cho trẻ, bạn có thể thử một số biện pháp điều trị tại nhà:

Khuyến khích hoạt động:

  • Cho trẻ đi bộ chân trần trên các bề mặt khác nhau như cát, cỏ, và đất. Điều này giúp tăng cường các cơ và dây chằng trong bàn chân.

Bài tập:

  • Bài tập nâng chân: Cho trẻ ngồi trên ghế, nâng và hạ các ngón chân lên xuống.

  • Bài tập nhón gót: Cho trẻ đứng trên đầu ngón chân, sau đó hạ xuống. Lặp lại động tác này nhiều lần.

Sử dụng giày dép phù hợp:

  • Đảm bảo trẻ mang giày dép có đệm và hỗ trợ tốt cho bàn chân. Tránh giày dép quá chật hoặc quá rộng.

Massage chân:

  • Massage nhẹ nhàng bàn chân và các ngón chân của trẻ để cải thiện tuần hoàn máu và giúp các cơ được thư giãn.

Tăng cường vận động:

  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như chạy, nhảy, và leo trèo để phát triển cơ bắp chân và bàn chân.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Phụ kiện được áp dụng phổ biến trong điều trị bàn chân bẹt ở trẻ chính là đế chỉnh hình bàn. Phương pháp này ngoài đảm bảo an toàn, ngăn chặn biến chứng mà còn mang lại hiệu quả rất cao trong việc điều trị bệnh.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp này chính là cần nhiều thời gian. Ngoài ra, đế chỉnh hình chỉ có hiệu quả cao với trẻ nhỏ. Vì vậy, cần phát hiện bệnh sớm và chưa có những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Trẻ ở độ tuổi từ 3 tuổi đến 7 tuổi sử dụng đế chỉnh hình thường xuyên sẽ giúp vào chân được tái tạo. Theo thời gian, sẽ giúp cấu trúc bàn chân của trẻ trở về vị trí cân bằng. Đối với những trẻ từ sau 7 – 12 tuổi, hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn, thời gian đeo phụ kiện này lâu hơn.

Sử dụng các bài tập vật lý

  • Lăn chân với một trái bóng nhỏ

Sử dụng 1 trái bóng tennis hoặc bóng chơi golf đặt dưới lòng bàn chân bẹt. Dùng chân lăn tròn vì  di chuyển trái bóng, tập trung nhiều vào khu vực vòm chân. Duy trì tư thế thẳng lưng trong quá trình luyện tập. Mỗi chân tập luyện khoảng 5 phút.

Bài tập lăn chân với trái bóng nhỏ giúp cải thiện tình trạng bàn chân bẹt

Bài tập lăn chân với trái bóng nhỏ giúp cải thiện tình trạng bàn chân bẹt

  • Co giãn gót chân

Cho trẻ đứng thẳng, 2 tay đặt bên hông. Chân phải bước lên phía trước, chân trái về phía sau một khoảng rộng bằng vai, sao cho gót chân luôn tiếp xúc với mặt đất. Khuỵu chân phải xuống từ từ, hạ thấp trọng tâm cơ thể về phía trước. Tới khi bắp chân và cơ cổ chân căng là được, giữ trong khoảng 30 giây.

Chú ý giữ lưng thẳng trong quá trình tập luyện. Với chân kia thực hiện động tác tương tự. Mỗi chân 3 lần.

  • Nâng vòm bàn chân

Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. Nghiêng 2 bàn chân hướng ra phía ngoài, dồn lực cơ thể ra phía rìa ngoài lòng bàn chân. Các ngón chân phải luôn tiếp xúc với mặt đất. Đưa chân về vị trí ban đầu, lặp lại động tác liên tục khoảng 10 – 15 nhịp/lần, sau đó nghỉ 20 giây. Thực hiện 2 – 3 đợt cho mỗi lần tập.

  • Đứng bằng mũi chân - gót chân

Cho trẻ đứng thẳng, 2 tay song song với cơ thể. Dồn lực cơ thể vào mũi chân bằng cách nâng gót chân theo phương thẳng đứng. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu. Chú ý giữ lưng thẳng trong quá trình tập.

Hình ảnh minh họa đứng bằng mũi chân

Hình ảnh minh họa đứng bằng mũi chân

Mỗi lần tập khoảng 10 – 15 nhịp, mỗi buổi tập 2 – 3 đợt. thực hiện tương tự với động tác đứng bằng gót chân.

Phẫu thuật

Có một vài trường hợp điều trị nội khoa không thành công. Bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật để giúp chân trở về trạng thái bình thường. Phẫu thuật chỉnh hình là lựa chọn cuối cùng nhằm giúp bé cải thiện cấu trúc hệ xương chân. Phương pháp này cần thực hiện ở những cơ sở uy tín và có bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bàn chân bẹt ở trẻ 3 tuổi mà IVIE – Bác sĩ ơi muốn chia sẻ. Hy vọng rằng qua đây, cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về hội chứng bàn chân dẹt. Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được giải đáp sớm nhất.

Tải app

1900 3367

Đặt lịch khám bàn chân bẹt cho trẻ 3 tuổi tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/07/2024 - Cập nhật 09/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG