Nội dung chính
  • 1. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng gì?
  • 2. Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
  • 3. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có nguy hiểm không
  • 4. Cách chữa bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
  • 5. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi khi nào cần khám bác sĩ?
  • 6. Cách phòng ngừa bé thở khò khè
Nội dung chính
  • 1. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng gì?
  • 2. Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
  • 3. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có nguy hiểm không
  • 4. Cách chữa bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
  • 5. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi khi nào cần khám bác sĩ?
  • 6. Cách phòng ngừa bé thở khò khè
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc con nhỏ. Tại sao bé thở khò khè nhưng không có nước mũi? đây có phải là dấu hiệu cảnh báo một bệnh nào đó cần phải điều trị ngay hay không? Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng gì?
  • 2. Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
  • 3. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có nguy hiểm không
  • 4. Cách chữa bé thở khò khè nhưng không có nước mũi
  • 5. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi khi nào cần khám bác sĩ?
  • 6. Cách phòng ngừa bé thở khò khè

1. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng gì?

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi ghé tai lại sát gần vùng đầu cổ của bé, bố mẹ có thể nghe rõ tiếng khò khè, cò cử. Tiếng thở này nghe như ồn ào hơn, không được êm dịu như thường ngày của trẻ. Bởi vì tiếng khò khè có âm độ cao, do luồng không khí thổi qua đường thở nhỏ hẹp. Bản chất tiếng khò khè là do tổn thương đường hô hấp dưới.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Khác với tiếng ngáy, chỉ nghe thấy khi trẻ ngủ. Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thường thấy tiếng trẻ khò khè ngay cả khi trẻ thức, trẻ nô đùa cũng không mất đi. Thực tế người chăm trẻ thường mô tả “khò khè” còn là tiếng khịt mũi, tiếng thở rên hoặc tiếng thở rít thanh quản.

Có những bé có tiếng thở khò khè kèm theo ho, sốt, đau họng hoặc chảy nước mũi. Nhưng cũng có những bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, nguyên nhân sẽ được tìm hiểu ngay sau đây.

2. Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Hiểu biết được căn nguyên sẽ giúp bạn có thái độ xử trí đúng và kịp thời. 

Những nguyên nhân hay gặp dưới đây:

  • Viêm tiểu phế quản

  • Viêm phế quản

  • Viêm phổi

  • Hen phế quản

  • Dị vật trong đường thở

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Với trẻ dưới 2 tuổi, phần lớn nguyên nhân làm cho bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản thường là do virus. Chúng mau chóng gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp, kích thích phản ứng viêm, gây phù nề, tăng tiết chất nhầy, làm chít hẹp một phần hoặc toàn bộ đường thở. Có khi, trẻ có biểu hiện khò khè tăng dần, khó thở, rút lõm lồng ngực thậm chí suy hô hấp.

Trong các nguyên nhân gây cho trẻ khò khè tái diễn dưới 5 tuổi, hen phế quản là nguyên nhân hay gặp nhất. Đặc điểm là khò khè xuất hiện muộn, vẫn còn khi trẻ trên 3 tuổi. Trẻ thường bị từng đợt tái đi tái lại. Nó xuất hiện khi trẻ ngủ hoặc sau khi gắng sức, thay đổi cảm xúc.

Phần lớn nguyên nhân làm cho bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là viêm tiểu phế quản

Phần lớn nguyên nhân làm cho bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là viêm tiểu phế quản

Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn dẫn đến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh tim bẩm sinh, bất thường bẩm sinh gây hẹp đường thở. 

Tùy từng trường hợp các bác sĩ nhi khoa sẽ cho làm các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh để khẳng định nguyên nhân.

3. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có nguy hiểm không

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là một triệu chứng mà người chăm trẻ cần lưu tâm. Tùy thuộc vào bệnh lý gây ra khò khè như đã kể trên mà có mức độ nguy hiểm khác nhau. Có trẻ chỉ khò khè thoáng qua, xuất hiện lúc trẻ còn rất nhỏ và kết thúc dưới 3 tuổi. 

Còn có những trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng kéo dài đến 6 tuổi, ảnh hưởng nhiều đến khả năng hít thở, đến chức năng phổi của trẻ. Trẻ nhiễm Rhinovirus, một virus hay gây viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, có nguy cơ bị khò khè kéo dài hoặc mắc bệnh hen sau này.

Đặt lịch khám Nhi


4. Cách chữa bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Tùy thuộc vào căn nguyên khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi mà bác sĩ điều trị có thể kê thuốc chống viêm, kháng sinh, giãn phế quản hay có những biện pháp điều trị riêng cho từng bé. Và cách cha mẹ chăm sóc vệ sinh cho bé cũng góp phần giúp bé mau chóng khỏi khò khè. Sau đây là một vài lưu ý:

Vệ sinh dụng cụ khí dung

Trẻ có tình trạng khò khè, co thắt phế quản sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc giãn phế quản đường phun hít. Để sử dụng được thuốc này, các bà mẹ được hướng dẫn dùng thuốc bằng máy khí dung.

Tối ưu nhất là mỗi trẻ được sử dụng một mask khí dung riêng (mặt nạ chụp vào mũi miệng trẻ). Việc dùng chung khiến trẻ có thể lây nhiễm virus vi khuẩn từ trẻ khác. Sau khi dùng thuốc, các bà mẹ cần cho trẻ súc miệng, vệ sinh sạch răng miệng. Và cũng nên rửa sạch mask khí dung, để ráo cho lần dùng tiếp theo. Bầu đựng thuốc hoặc mask chính là nơi vi khuẩn hay trú ngụ, không có lợi, khiến cho trẻ bị nhiễm khuẩn ngược lại.

Hướng dẫn vệ sinh dụng cụ khí dung

Hướng dẫn vệ sinh dụng cụ khí dung

Tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

Nếu trẻ được xác định bị dị ứng, hoặc nghi ngờ dị ứng là căn nguyên gây khò khè, co thắt phế quản hoặc hen phế quản. Cần hết sức tránh cho trẻ tiếp xúc với tác nhân dị ứng đã xác định, ví dụ như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, khí lạnh, dầu thơm, thuốc, hải sản…Một vài nguyên nhân có thể kích thích hen phế quản ở trẻ như hoạt động thể lực gắng sức hay xúc động quá mức. Đôi khi không rõ trẻ bị dị ứng do gì, cha mẹ cần quan sát kỹ trong đời sống của trẻ, để tránh trẻ bị dị ứng lại.

Chăm sóc dinh dưỡng, động viên tinh thần cho trẻ

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, trẻ khò khè kèm theo khó thở khiến trẻ thở nhanh hơn so với bình thường, mệt mỏi. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đủ nước sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Những cơn khò khè tái đi tái lại hoặc với mức độ ngày càng nặng dần khiến cho trẻ bị hoảng hốt, lo lắng. Phát hiện ngay khi trẻ có những dấu hiệu còn nhẹ, giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng hiện có cũng khiến cho trẻ vững tinh thần hơn, cùng mau chóng vượt qua đợt điều trị.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đủ nước sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đủ nước sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Cho trẻ tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ

Nhiều bé bị khò khè nhưng không có nước mũi chỉ thoáng qua khiến nhiều bậc cha mẹ chủ quan. Cần lưu ý tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Với mục đích theo dõi và phòng những đợt khò khè tái phát cho trẻ. Nếu trẻ lớn hơn và hợp tác được, bác sĩ có thể cho trẻ đo chức năng hô hấp, đánh giá mức độ bệnh của trẻ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám ở những cơ sở y tế uy tín và có bác sĩ chuyên khoa nhi, chuyên khoa hô hấp có kinh nghiệm và chuyên môn cao, IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số bệnh viện, phòng khám nhi tốt dưới đây:

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 350,000đ;

  • Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);

  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước tại các bệnh viện, phòng khám nhi để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi qua tổng đài đặt khám.

1900 3367

Bố mẹ có thể lựa chọn khám nhi online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi uy tín. Bác sĩ sẽ khám online bằng video call trên điện thoại, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách quan sát, khai thác thêm thông tin triệu chứng từ bố mẹ, từ đó đưa ra chẩn đoán, hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ đúng cách và kê đơn thuốc trực tuyến (nếu cần). IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý danh sách bác sĩ khám online dưới đây

Bố mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám với bác sĩ.

Tải app

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà để được bác sĩ tư vấn chăm sóc và điều trị cho trẻ

5. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi khi nào cần khám bác sĩ?

Khi bạn nghi ngờ bé thở khò khè, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay, khi đó các bác sĩ sẽ nhận định xem bé có đúng bị khò khè hay không. Một vài dấu hiệu xuất hiện cùng với khò khè, bạn có thể đưa bé đi khám phòng khám gần nhà hoặc đăng kí khám online như sau:

  • Sốt 37,5 độ C đến 38,5 độ C

  • Ho 

  • Chảy nước mũi 

  • Khạc đờm trắng, vàng

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi kèm sốt, ho hoặc có đờm trắng vàng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi kèm sốt, ho hoặc có đờm trắng vàng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám

Một số dấu hiệu nguy hiểm khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi mà cần đến bệnh viện ngay như:

  • Khó thở hoặc rút lõm lồng ngực

  • Sốt cao 39 đến 40 độ C

  • Thở rít hoặc tím tái

  • Bỏ bú, bỏ ăn

6. Cách phòng ngừa bé thở khò khè

Nếu bé đã từng thở khò khè, thì điều mà cần lưu ý nhất là phòng ngừa tình trạng này tái phát. Cần tránh cho bé bị nhiễm khuẩn hô hấp hoặc bị kích thích bởi tác nhân gây dị ứng.

  • Giữ ấm vùng ngực cổ cho trẻ khi thời tiết lạnh hoặc chuyển mùa.

  • Tránh tiếp xúc với bụi, khói, phấn hoa, lông động vật.

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, thoáng khí.

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn, cần có sự khẳng định của bác sĩ nhi khoa và điều trị phù hợp. IVIE - Bác sĩ ơi với bài viết trên hy vọng đã cung cấp những kiến thức giúp cha mẹ nắm được tình trạng của trẻ và cách xử lý.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/03/2023 - Cập nhật 09/10/2023
5/5 - (27 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG