Xét nghiệm bilirubin là xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu - một sắc tố vàng cam và là chất thải của sự vỡ hemoglobin hồng cầu trong máu, nó đi qua gan rồi sau đó giải phóng ra khỏi cơ thể. Từ việc đánh giá chỉ số bilirubin này, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị kịp thời.
1. Bilirubin trong cơ thể
Bilirubin là một sắc tố vàng cam, một sản phẩm chất thải được sản xuất chủ yếu bởi sự thoái hóa bình thường của heme - chất có trong hemoglobin protein ở các tế bào máu đỏ (hồng cầu). Đời sống hồng cầu bình thường khoảng 120 ngày trong máu lưu thông.

Xét nghiệm này đo lượng bilirubin trong máu để đánh giá chức năng gan.
Bilirubin được xử lý bởi gan để cho phép loại bỏ ra khỏi cơ thể. Xét nghiệm này đo lượng bilirubin trong máu để đánh giá chức năng gan hoặc giúp chẩn đoán thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu (thiếu máu tán huyết).
2. Có mấy dạng Bilirubin ?
Thực tế, Bilirubin trong máu được phân thành 2 dạng:
- Bilirubin trực tiếp (liên hợp): Được tạo thành sau khi kết hợp với acid glucuronic ở trong gan và có đặc điểm là không độc, tan trong nước nên có mặt trong nước tiểu. Giá trị bình thường từ 0,1 tới 1,0 mg/dL; tương đương 1-17 mol/L.
- Bilirubin gián tiếp ( tự do): Có đặc điểm là độc, không tan trong nước do đó không hiện diện trong nước tiểu. Giá trị bình thường khoảng 0,0 tới 0,4 mg/dL tức 0-7 mol/L.
3. Bilirubin toàn phần là gì?
Chỉ số Bilirubin toàn phần là tổng Bilirubin trực tiếp và gián tiếp. Kết quả bình thường của chỉ số này thay đổi theo từng lứa tuổi khác nhau, cụ thể:
- Trẻ sơ sinh: <10 mg/dL hay <171 µmol/L.
- Trẻ 1 tháng: 0,3 – 1,2 mg/dl hay 5,1 – 20,5 µmol/L.
- Với người lớn: 0,2 – 1,0 mg/dL hay 3,4 – 17,1 µmol/L.
Bình thường, tỉ lệ bilirubin liên hợp chiếm khoảng 80%, còn lại là bilirubin tự do.
Định lượng Bilirubin toàn phần là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi:
- Các bệnh về gan.
- Xơ gan, viêm gan, ung thư gan.
- Viêm gan virus cấp tính.
- Để tìm ra nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh.
- Trong thăm dò các tắc mật (trong và ngoài gan).

Bilirubin được xử lý bởi gan để cho phép loại bỏ ra khỏi cơ thể.
4. Quy trình xét nghiệm Bilirubin trong máu
Quy trình xét nghiệm Bilirubin gồm có 5 bước:
Bước 1: Thực hiện lấy máu tại tĩnh mạch ngoại vi trên cánh tay của người bệnh.
Bước 2: Bơm máu bảo quản trong ống nghiệm vô trùng, tránh sự xâm nhập của không khí và vi khuẩn, virus bên ngoài.
Bước 3: Đưa mẫu máu tới phòng xét nghiệm để đo hàm lượng Bilirubin bên trong.
Bước 4: Đưa ra kết quả cuối cùng.
Bước 5: Đọc kết quả.
Trường hợp bất thường xảy ra khi chỉ số Bilirubin trực tiếp lớn hơn 0,0 – 0,3 mg/dL hay chỉ số Bilirubin toàn phần vượt quá 0,3 – 1,9 mg/dL.
4. Bilirubin tăng cao có ý nghĩa gì?
Lượng bilirubin tăng cao (cả trực tiếp hoặc gián tiếp) hơn lượng bình thường sẽ có khả năng nhiễm các bệnh về gan cao hơn. Thông thường lượng bilirubin cao sẽ cho thấy tỷ lệ hủy hoại tế bào máu đỏ sẽ ngày càng tăng cao hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm bilirubin trong máu nhanh chóng cũng là một phương pháp quan trọng. Nếu không phát hiện kịp thời bilirubin gián tiếp có thể bị dư thừa gây tổn thương tế bào não của trẻ. Hậu quả của tổn thương sẽ làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, suy giảm khả năng học tập và phát triển. Ngoài ra còn khiến trẻ bị mất thính lực, rối loạn vận động mắt hoặc nặng hơn là tử vong ...

Thông thường lượng bilirubin cao sẽ cho thấy tỷ lệ hủy hoại tế bào máu đỏ sẽ ngày càng tăng cao hơn.
Xét nghiệm Bilirubin trong máu được xem là hình thức xét nghiệm phổ biến và áp dụng đại trà. Kết quả của xét nghiệm này có độ chính xác cao, ít sai số. Chắc hẳn qua bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã giúp bạn hiểu rõ phần nào về xét nghiệm bilirubin cũng như bilirubin toàn phần. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng để lại lời nhắn trên website để được tư vấn và hỗ trợ.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.