Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm men gan để làm gì?
  • 2. Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm men gan
  • 3. Các xét nghiệm chỉ số men gan quan trọng
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm men gan để làm gì?
  • 2. Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm men gan
  • 3. Các xét nghiệm chỉ số men gan quan trọng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các xét nghiệm men gan và những điều cần biết

Men gan là loại enzym có trong tế bào gan đóng vai trò là chất xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa ở gan. Kết quả xét nghiệm men gan là một chỉ số quan trọng để kiểm tra và đánh giá chức năng gan. Bạn đã biết ý nghĩa của xét nghiệm men gan chưa?  
Nội dung chính
  • 1. Xét nghiệm men gan để làm gì?
  • 2. Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm men gan
  • 3. Các xét nghiệm chỉ số men gan quan trọng

1. Xét nghiệm men gan để làm gì?

Gan đảm nhiệm một chức năng quan trọng đó là chuyển hóa các chất nhằm loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể chúng ta. Một khi các tế bào gan bị tổn thương, nồng độ của các chất trong máu sẽ bị thay đổi đáng kể, đặc biệt là men gan.

Men gan (enzym có nhiều trong gan) tham gia các phản ứng sinh hóa để gan tham gia vào chức năng chuyển hóa. Nồng độ men gan trong máu rất thấp, và chỉ tăng cao khi tế bào gan bị tổn thương làm phóng thích enzyme này vào máu.

Khi xét nghiệm men gan, chúng ta có thể biết được:

- Chức năng gan thông qua mức độ tổn thương tế bào gan.

- Phát hiện và kiểm soát các bệnh về gan có thể dẫn đến suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan.

- Theo dõi diễn tiến của bệnh. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc, hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh về gan đang sử dụng. 

2. Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm men gan

Để nồng độ của các xét nghiệm men gan không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, xét nghiệm sinh hóa máu nhằm đánh giá chức năng gan nên được thực hiện ít nhất sau 6h sau ăn. Thời điểm thích hợp nhất để lấy máu xét nghiệm men gan là vào buổi sáng, trước khi ăn.   

Xét nghiệm thực hiện buổi sáng, trước ăn.

Xét nghiệm thực hiện buổi sáng, trước ăn.

3. Các xét nghiệm chỉ số men gan quan trọng

Mức độ tổn thương của các tế bào gan được thể hiện qua các chỉ số sau:

a. Xét nghiệm nồng độ SGPT

SGPT trong máu người bình thường là từ 20-40 UI/L. Khi bị xơ gan, nồng độ enzym này trong máu tăng rất cao.

b. Xét nghiệm nồng độ SGOT

Xét nghiệm SGOT là một trong  những xét nghiệm men gan thường được chỉ định cùng với SGPT để đánh giá chức năng gan. Dựa vào kết quả xét nghiệm men gan tăng ít hay nhiều so với giá trị bình thường, men SGOT hay SGPT tăng ưu thế hơn, sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân làm tăng men gan.

- Nếu men SGOT < SGPT: Thường gặp nhiều trong xơ gan, viêm gan tự miễn…

- Nếu men SGOT> SGPT: Có thể gặp trong viêm gan do rượu.

Giá trị bình thường của SGOT (AST) là từ 20-40UI/L. 

c. Xét nghiệm nồng độ ALP (xét nghiệm nồng độ phosphatase kiềm).

Giới hạn bình thường men ALP ở người lớn trong khoảng 30-110 UI/L. Nồng độ men ALP tăng cao trong bệnh viêm gan, tắc nghẽn ống mật, xơ gan thậm chí là ung thư gan.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư gan là rất cao khi chỉ số tăng cao.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư gan là rất cao khi chỉ số tăng cao.

d. Xét nghiệm nồng độ GGT

GGT cùng với SGOT và SGPT tạo thành bộ ba chỉ số xét nghiệm chức năng gan quan trọng nhất. Khi 3 chỉ số này cùng tăng, chứng tỏ chức năng gan bị suy giảm đáng kể.

Chỉ số GGT bình thường nằm trong khoảng <60 UI/L. Ở nữ giới chỉ số này là 11 – 50 UI/L, ở nam giới chỉ số GGT trong khoảng từ 7- 32 UI/L.

Có 3 mức độ đáng giá sự tăng của chỉ số GGT:

- Mức độ nhẹ: Tăng cao gấp 1-2 lần bình thường.

- Mức độ trung bình: Tăng cao trong 2-5 lần.

- Mức độ nặng: Tăng cao trên 5 lần.

Men gan tăng hay giảm cùng đều ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của chúng ta. Men gan thấp cũng là một bất thường hay gặp trong trường hợp suy gan nặng hay u mạch máu gan. Khi phát hiện mình có chỉ số men gan bất thường, chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên, phương pháp điều trị của bác sĩ để đưa men gan về tổng giới hạn bình thường cho phép.

Men gan tăng hay giảm cùng đều ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của chúng ta.

Men gan tăng hay giảm cùng đều ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của chúng ta.

Xét nghiệm men gan để kiểm tra và đánh giá chức năng gan là một xét nghiệm cận lâm sàng chắc chắn không thể thiếu trong gói khám sàng các bệnh lý về gan mật. Kết quả xét nghiệm men gan sẽ được giải đáp một cách chi tiết bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khi bạn đăng ký tư vấn, khám chữa bệnh với IVIE - Bác sĩ ơi

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 05/04/2022 - Cập nhật 08/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Albumin: Xét nghiệm định lượng để đánh giá chức năng gan

Albumin: Xét nghiệm định lượng để đánh giá chức năng gan

Vàng da, sụt cân nhiều trong thời gian ngắn và thường xuyên mệt mỏi là các triệu chứng hay gặp khi chức năng gan bị rối loạn. Khi vào viện, bạn sẽ được thăm...

09/05/2022

1258 Lượt xem

3 Phút đọc

Xét nghiệm ALT bất thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Xét nghiệm ALT bất thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Xét nghiệm ALT còn được gọi là xét nghiệm Alanine Aminotransferase, nhằm phản ánh hoạt động của gan. ALT đóng vai trò quan trọng, là chất trung gian để sản...

07/05/2022

775 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP giúp đánh giá chức năng gan như...

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP giúp đánh giá chức năng gan như...

Xét nghiệm đo hoạt độ ALP là xét nghiệm kiểm tra nồng độ enzyme phosphatase kiềm trong máu có vai trò quan trọng trong đánh giá chức năng gan hoặc xương. Bên...

07/05/2022

1067 Lượt xem

3 Phút đọc

Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư gan

Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư gan

Tầm soát ung thư gan là một trong những việc quan trọng nhằm đánh giá nguy cơ ung thư gan. Từ đó giúp mọi người chủ động trong việc dự phòng, phát hiện và điều ...

24/04/2022

1027 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG