Nội dung chính
  • Mục tiêu điều trị hen suyễn
  • Điều trị thuốc trong hen suyễn
  • Điều trị lối sống và giáo dục bệnh nhân
Nội dung chính
  • Mục tiêu điều trị hen suyễn
  • Điều trị thuốc trong hen suyễn
  • Điều trị lối sống và giáo dục bệnh nhân

Cách Điều Trị Hen Suyễn

Hen suyễn, hay còn gọi là hen phế quản, là một bệnh hô hấp mạn tính phổ biến nhất nhì ở nước ta. Cùng với sự gia tăng của tỷ lệ mắc cũng như tử vong do hen suyễn, việc điều trị và kiểm soát hen suyễn ngày càng được chú trọng. Không tuân thủ đúng điều trị cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh trở nặng thường xuyên hơn. Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu về cách điều trị hen suyễn qua bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất về vấn đề này.
Nội dung chính
  • Mục tiêu điều trị hen suyễn
  • Điều trị thuốc trong hen suyễn
  • Điều trị lối sống và giáo dục bệnh nhân

 

Mục tiêu điều trị hen suyễn

Trước khi nói đến vấn đề điều trị thì cần phải nhìn nhận một vấn đề rằng, hen suyễn là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi được. Điều trị của chúng ta chỉ nhằm kiểm soát được bệnh một cách tốt nhất. Từ đó, giúp cho người bệnh có thể chung sống một cách hòa bình với căn bệnh này mà không ảnh hưởng sinh hoạt hay công việc.

Mục tiêu của điều trị hen suyễn có thể chia thành hai mục tiêu chính: kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh và giảm thiểu nguy cơ đợt cấp trong tương lai. Kiểm soát tốt triệu chứng giúp người bệnh ít gặp phải những phiền toái do chúng gây ra. Ngoài ra, nhu cầu dùng thuốc cũng giảm đi và có thể duy trì các hoạt động thường ngày. Còn việc giảm đợt cấp giúp giữ gìn chức năng phổi không bị tệ đi và có thể tối ưu hóa được điều trị.

Điều trị thuốc trong hen suyễn

1. Các thuốc để điều trị trong bệnh hen suyễn

Trước khi đi vào phần điều trị cụ thể, cùng nói qua một số thuốc dùng trong điều trị hen suyễn. Sau đây là một số nhóm thuốc cùng với tên viết tắt của nó:

- SABA (Short acting beta2 agonist): Thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn.

- LABA (Long acting beta2 agonist): Thuốc đồng vận beta 2 tác dụng dài.

- ICS (Inhaled Glucocorticosteroides): Thuốc corticoid dạng hít.

Trong đó, thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn (SABA) là thuốc giãn phế quản nhanh, thường được dùng để điều trị cắt cơn. Có một số loại hay được dùng trên lâm sàng là Salbutamol, Terbutalin,… Còn thuốc dùng để điều trị kiểm soát hen suyễn là LABA và ICS. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kết hợp các nhóm thuốc này trên bệnh nhân, thêm hoặc bớt trong quá trình điều trị. Trên thị trường cũng có nhiều loại biệt dược kết hợp hai nhóm thuốc với nhau để thuận tiện hơn cho người bệnh.

2. Điều trị hen suyễn cụ thể

Tùy theo từng trường hợp mà có những hướng xử trí cho từng bệnh nhân khác nhau. Thông thường, một bệnh nhân hen suyễn sẽ đến với bác sĩ trong 3 tình huống:

a. Vào viện với đợt cấp:

Khi người bệnh vào viện với một cơn hen cấp, họ sẽ được đánh giá để xem cơn cấp này ở mức độ nào. Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như nói thành câu, tư thế nằm, kích thích, nhịp thở,… người ta chia cơn hen cấp thành 4 mức độ nặng. Đó là cơn hen nhẹ, cơn hen vừa, cơn hen nặng và cơn hen đe dọa tử vong.

Từ mức độ nặng của cơn mà ta có hướng xử trí tiếp theo phù hợp. Vì đây là đợt cấp, nên thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh sẽ được ưu tiên sử dụng. Với cơn hen nhẹ và vừa, sử dụng SABA xịt hoặc buồng hít để cắt cơn. Ngoài ra còn kết hợp thêm corticoid đường uống và thở oxy. Sau bước xử trí ban đầu, cần đánh giá lại triệu chứng của người bệnh sau 1 giờ. Nếu cải thiện có thể xem xét ra viện và kê đơn thuốc về nhà. Còn nếu không thì phải chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức để được điều trị tích cực hơn.

Đối với cơn hen nặng và cơn hen đe dọa tử vong, đây được xem như mà một cấp cứu nội khoa. Vì vậy nên cần phải chuyển ngay người bệnh đến đơn vị hồi sức tích cực. Trong khi chờ đợi, vận dụng hết tất cả những "vũ khí" mà chúng ta có. Đó là SABA khí dung, Ipratropium (để khuếch đại tác dụng của SABA), cho thở oxy và corticoid đường toàn thân.

b. Đến khám lần đầu khi đang ở ngoài cơn

Trong trường hợp này, chúng ta cần phải phân loại độ trầm trọng của hen suyễn theo bậc, hay còn gọi tắt là phân bậc hen. Dựa vào 3 yếu tố là tần suất triệu chứng xuất hiện, tần suất về đêm và ảnh hưởng của nó lên sinh hoạt, người ta chia làm 5 bậc. Lần lượt là bậc 1 (hen gián đoạn), bậc 2 (hen dai dẳng nhẹ), bậc 3 (hen dai dẳng vừa), bậc 4 (hen dai dẳng nặng) và bậc 5 (hen kháng trị).

Với mỗi bậc sẽ có lựa chọn thuốc để điều trị đầu tay khác nhau. Đối với hen bậc 1, thuốc được lựa chọn là thuốc đồng vận beta 2 khí dung tác dụng nhanh (SABA). Hen bậc 2 ưu tiên dùng thuốc kiểm soát hen cộng với một thuốc cắt cơn khi cần (ICS liều thấp + SABA). Với hen bậc 3, dùng một hoặc hai thuốc kiểm soát cộng với thuốc cắt cơn khi cần. Với người lớn và thiếu niên, lựa chọn yêu thích là phối hợp ICS liều thấp/ LABA + SABA khi cần. Bậc 4 cần dùng hai hoặc nhiều hơn thuốc kiểm soát cộng với thuốc cắt cơn khi cần. Và bậc 5 thì nên đến chuyên gia để được xem xét điều trị tăng cường.

c. Vào viện tái khám với hen suyễn đã được điều trị trước đó

Cũng giống như tăng huyết áp và đái tháo đường, điều trị hen suyễn cũng cần có chiến lược tiếp cận chủ động và kiểm soát hiệu quả. Người bệnh hen suyễn nên tái khám định kỳ với tần suất từ một đến sáu tháng một lần. Khi đó, họ sẽ được đánh giá mức độ kiểm soát hen để từ đó có chiến lược thay đổi điều trị phù hợp.

Mức độ kiểm soát được đánh giá dựa vào 4 yếu tố: triệu chứng ban ngày, thức giấc ban đêm, dùng thuốc cắt cơn và ảnh hưởng đến hoạt động thể lực hàng ngày. Hen suyễn được kiểm soát tốt khi khi không có bất kỳ dấu hiệu nào. Kiểm soát một phần là khi có 1-2 dấu hiệu bệnh lý và không kiểm soát khi có từ 3-4 dấu hiệu. Dựa vào mức độ kiểm soát, bác sĩ sẽ nâng hoặc hạ bậc điều trị phù hợp. Người bệnh sẽ được xem xét hạ bậc khi các triệu chứng của hen suyễn được kiểm soát tốt và chức năng phổi ổn định trên 3 tháng.

Điều trị lối sống và giáo dục bệnh nhân

Một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa kiểm soát hen suyễn là phải khiến người bệnh trở thành một đối tác tích cực trong chính việc điều trị hen suyễn của họ. Vì thế nên việc giáo dục bệnh nhân là vô cùng cần thiết. Người bệnh cần có đầy đủ thông tin và động lực để có thể thực hiện kiểm soát bệnh. Họ cần phải hiểu rõ hen suyễn là gì và các triệu chứng của nó. Ngoài ra cũng cần biết những tác nhân gây bệnh để có thể giảm thiểu chúng, hiểu rõ các loại thuốc mình đang dùng. Đặc biệt là cần có kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít thật chính xác. Bác sĩ cũng cần tìm hiểu những rào cản khiến người bệnh không tuân thủ điều trị để có những phương pháp cải thiện.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt cũng quan trọng không kém. Người bệnh cần phải tránh các tác nhân gây hen. Điều này vô cùng cần thiết để giúp giảm nhu cầu dùng thuốc của họ. Đối với những tác nhân khó hoặc không thể tránh được thì nên có biện pháp bảo vệ thích hợp. Mặt khác, cũng cần có những bài tập thể dục phù hợp và chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/03/2021 - Cập nhật 31/03/2021
5/5

CHUYÊN MỤC CẨM NANG