Ung thư răng là một căn bệnh hiếm gặp và thường bị nhầm lẫn với các tình trạng viêm nướu và viêm răng. Tuy nhiên đây lại là một căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng nghiêm trọng, có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số Dấu hiệu ung thư răng phổ biến giúp người đọc nhận biết rõ những triệu chứng của căn bệnh này.

7 dấu hiệu ung thư răng nướu nguy hiểm
Người có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng nướu, đặc biệt là ung thư răng thường có những biểu hiện ở giai đoạn sớm sau đây:
Nướu răng xuất hiện vết loét lâu khỏi
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư nướu răng đó là trong khoang miệng của người bệnh, đặc biệt là vùng nướu xuất hiện các vết loét không rõ nguyên nhân. Những vết loét đó thường có màu trắng, đỏ sẫm hoặc đổi màu và thường khó lành (trên 14 ngày).
Xuất hiện khối u ở vùng nướu
Bên cạnh sự xuất hiện của vết loét ở vùng nướu, người có nguy cơ mắc ung thư nướu răng cũng có thể cảm nhận được một khối u bất thường ở quanh chân răng và nướu. Khối u thường có màu sắc đậm hơn các vùng da xung quanh, gây đau nhức hoặc thậm chí chảy máu nếu gặp tác động mạnh.
Đau nướu dai dẳng

Đau nướu dai dẳng là một trong những dấu hiệu ung thư răng giai đoạn đầu
Khối u cùng những vết loét ở nướu ngày càng phát triển, chèn ép các dây thần kinh ở các vùng xung quanh, gây đau nhức dai dẳng cho người bệnh. Nếu gặp tình trạng đau nướu dai dẳng không rõ nguyên nhân thì bạn nên cẩn trọng bởi đây rất có thể là dấu hiệu ung thư răng giai đoạn sớm.
Răng lung lay, chảy máu chân răng
Nướu là một bộ phận quan trọng giúp giữ chắc chân răng, bảo vệ răng khỏi một số tác động bên ngoài. Tuy nhiên, khi mắc ung thư nướu răng, nướu răng bị tổn thương sẽ sưng to và thay đổi hình dạng, điều này khiến răng lung lay, thậm chí chảy máu chân răng nếu chạm vào.
Lưỡi bị lở loét
Ung thư nướu không chỉ gây tác động tiêu cực đến nướu và răng của người bệnh mà trong một số trường hợp, lưỡi cũng có thể bị tổn thương. Các tế bào ung thư xâm lấn trong khoang miệng gây lở loét ở lưỡi, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống hoặc giao tiếp với người xung quanh.
Nổi hạch ở vùng cổ

Ung thư răng làm xuất hiện các hạch bạch huyết ở vùng cổ
Các hạch bạch huyết vùng cổ thường có vai trò báo hiệu và chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm hoặc ung thư trên vùng đầu, mặt và cổ. Khi trên cổ người bệnh nổi các hạch bạch huyết không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư nướu răng người bệnh cần lưu ý.
Sụt cân không rõ lý do
Sự xuất hiện của các khối u và vết loét lâu lành trên vùng nướu có thể gây khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống, khiến bệnh nhân luôn có cảm giác chán ăn. Bên cạnh đó, hoạt động liên tục của các tế bào trong hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây ung thư khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân chỉ trong thời gian ngắn.
Các đối tượng, yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư răng
Đối tượng dễ mắc ung thư răng

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc ung thư nướu răng
Ung thư răng nướu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư nướu răng có thể kể đến như:
-
Nam giới trên 40 tuổi
-
Người hay sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích
-
Người hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm chứa thuốc lá
-
Người mắc viêm lợi mãn tính
-
Người mắc bệnh tiểu đường
-
Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém
Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư răng

Uống nhiều rượu bia là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư răng
Một số yếu tố tác động có thể làm tăng nguy cơ ung thư nướu răng như sau:
-
Nghiện rượu
-
Có chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc các vitamin
-
Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chế phẩm thuốc lá
-
Vệ sinh răng miệng kém
-
Viêm nha chu trong thời gian dài nhưng không có biện pháp điều trị dứt điểm
Tìm hiểu thêm: 5 Dấu hiệu ung thư xương hàm giai đoạn đầu
Ung thư răng có chữa được không
Ung thư nướu răng có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn phát triển của ung thư, vị trí và kích thước của khối u, cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Trong trường hợp phát hiện một trong các dấu hiệu trên, đồng thời những triệu chứng đó gây ảnh hưởng trong thời gian dài, bệnh nhân nên đi khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để nhận được những chẩn đoán và phương pháp điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nặng nề sau này.
Quy trình khám, chẩn đoán ung thư răng ra sao?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán ung thư nướu răng hiệu quả
Ngày nay, sự phát triển của y học hiện đại đã cho ra đời hàng loạt phương pháp khám chẩn đoán ung thư, đặc biệt đối với ung thư nướu răng. Một số phương pháp khám và chẩn đoán có thể kể đến như:
-
Thăm khám lâm sàng
-
Chụp X-quang răng Panorama: Kỹ thuật này sử dụng một máy chụp toàn hàm panorama, giúp xác định được cấu trúc hàm và tình trạng các mô xung quanh.
-
Xạ hình xương: Đây là phương pháp có độ nhạy cao, là phương pháp duy nhất đánh giá được trạng thái sinh lý, chuyển hóa và trao đổi chất của hệ xương khớp, đặc biệt là hệ xương hàm, giúp phát hiện khối u hiệu quả.
-
Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là phương pháp phổ biến giúp phân loại khối u ác tính ở vùng đầu và cổ, giúp phát hiện ra những khối u bất thường ở vùng nướu răng.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để phác họa các cơ quan trong cơ thể con người, giúp bác sĩ chẩn đoán được các khối u vùng nướu răng nghi ngờ ung thư nướu.
Tìm hiểu thêm: 7+ Bệnh viện tầm soát ung thư uy tín tại Hà Nội
1900 3367
Trên đây là những dấu hiệu rõ nét cảnh báo nguy cơ ung thư nướu răng. Nếu bạn đang gặp phải một trong các dấu hiệu trên, hãy đến các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín để được khám bệnh và chẩn đoán một cách chính xác, từ đó xác định được phương pháp điều trị phù hợp tránh mọi nguy cơ di căn của ung thư răng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Ngoài ra, để tư vấn với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, bạn đặt lịch qua tổng đài IVIE - Bác sĩ ơi 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.