Nội dung chính
  • 1. Rau bong non
  • 2. Rau tiền đạo
  • 3. Doạ sinh non
  • 4. Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung
  • 5. Một số nguyên nhân ít gặp khác
Nội dung chính
  • 1. Rau bong non
  • 2. Rau tiền đạo
  • 3. Doạ sinh non
  • 4. Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung
  • 5. Một số nguyên nhân ít gặp khác
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ - Các mẹ cần lưu ý!

Tham vấn y khoa:
BSTrần Hùng Sơn
Sản phụ khoa
Chảy máu 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai là một tình trạng không hiếm gặp và có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Cùng bác sĩ tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp qua bài viết sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Rau bong non
  • 2. Rau tiền đạo
  • 3. Doạ sinh non
  • 4. Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung
  • 5. Một số nguyên nhân ít gặp khác

1. Rau bong non

Chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ là tình trạng chảy máu xuất phát từ âm đạo (cổ tử cung, tử cung) của mẹ bầu vào thời điểm 3 tháng cuối của quá trình mang thai. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tổn thương âm đạo, cổ tử cung, tử cung hoặc nguyên nhân từ thai nhi và phần phụ của thai. Mỗi nguyên nhân sẽ dẫn đến hậu quả khác nhau cũng như cách điều trị, xử lý khác nhau.

Rau bong non là tình trạng rau bong trước khi sổ thai trong quá trình chuyển dạ. Thông thường sau khi mẹ bầu chuyển dạ, em bé được sinh ra khỏi buồng tử cung, sau đó tử cung bắt đầu co bóp nhằm mục đích đẩy rau thai ra ngoài. Nhưng trong một số trường hợp, rau thai bị bong một phần hoặc hoàn toàn trước lúc chuyển dạ, dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé.

Rau bong non

Rau bong non

Rau bong non được chia thành các thể lâm sàng:

  • Thể ẩn : có khối máu tụ sau rau, chỉ phát hiện được trên siêu âm hoặc sau khi sinh. Không ảnh hưởng đến tình trạng mẹ và thai nhi.
  • Thể nhẹ : có khối máu tụ sau rau,chảy máu ít, chỉ phát hiện được qua siêu âm hoặc sau khi sinh, lâm sàng có thể có đau bụng, thai nhi có thể có tình trạng suy hoặc không.
  • Thể trung bình : Đau bụng nhiều, ra máu âm đạo trung bình hoặc nhiều, thai nhi có tình trạng suy, cần được xử lý cấp cứu, can thiệp bởi các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa.
  • Thể nặng : Đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, ra máu âm đạo nhiều, suy thai nặng hoặc có thể mất tim thai, cần xử lý cấp cứu ngay nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm tính mạng cho mẹ bầu và thai nhi.

Khi mẹ bầu phát hiện mình có một trong những dấu hiệu như đau bụng, ra máu âm đạo, thai nhi cử động ít đi thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, điều trị.

2. Rau tiền đạo

Rau tiền đạo là tình trạng bệnh lý mà vị trí bánh rau gần sát lỗ trong cổ tử cung hoặc che lấp một phần, hoặc che lấp hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung. Tình trạng này có thể gây ra chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng như khó khăn trong quá trình chuyển dạ đẻ.

Rau tiền đạo

Rau tiền đạo

Rau tiền đạo được phân loại thành các thể:

  • Rau bám thấp: vị trí thấp nhất bánh rau cách mép lỗ trong cổ tử cung < 2cm
  • Rau bám mép: vị trí thấp nhất bánh rau bám sát mép lỗ trong cổ tử cung  
  • Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn : vị trí thấp nhất bánh rau lan qua lỗ trong cổ tử cung nhưng không che lấp hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.
  • Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn : bánh rau che lấp hoàn toàn cổ tử cung. Bệnh lý rau tiền đạo hoàn toàn có thể được chẩn đoán bằng siêu âm bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn cao.

Các mẹ bầu cần đi khám, kiểm tra để được phát hiện sớm và theo dõi thai kỳ. Trong trường hợp rau bám thấp hoặc bám mép, các mẹ bầu vẫn có khả năng theo dõi đẻ thường dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn tại bệnh viện chuyên khoa. Trong 2 trường hợp còn lại, các mẹ bầu phải mổ đẻ khi em bé đủ tháng hoặc trong tình trạng cấp cứu. Liên hệ theo hotline để được IVIE - Bác sĩ ơi đặt khám và tư vấn: 

1900 3367

3. Doạ sinh non

Chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể dấu hiệu của chuyển dạ đẻ non. Mẹ bầu có thể cảm thấy bụng đau thành từng cơn, tăng dần, kèm theo ra máu âm đạo, máu đỏ kèm nhầy hồng. Đôi lúc còn kèm theo tình trạng ra nước âm đạo, đây là dấu hiệu cho thấy có khả năng mẹ bầu bị rỉ ối, vỡ ối. Mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm thông tin về: Tình trạng ra máu khi chuyển phổi của phụ nữ mang thai tại đây.

4. Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung

Trong dọa vỡ tử cung, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn co tử cung nhanh, mạnh, đau bụng nhiều. Khi khám sẽ thấy vòng Bandl đẩy lên cao, tử cung có hình quả bầu, thai suy, có thể mất tim thai. Các bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm co thắt tử cung, truyền dịch, tìm và xử trí theo nguyên nhân gây bệnh.

Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung

Dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung

Dọa vỡ tử cung không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vỡ tử cung, đây là bệnh lý cần được mổ cấp cứu ngay lập tức để cứu sống mẹ bầu.

5. Một số nguyên nhân ít gặp khác

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý như viêm nhiễm phụ khoa, tổn thương cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, vỡ mạch máu bánh rau, rối loạn đông máu bẩm sinh,…

Hy vọng bài viết trên IVIE - Bác sĩ ơi đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích, để các mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về tình trạnh chảy máu vào khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kì, từ đó có sự chuẩn bị tốt cho những tình huống bất ngờ xảy ra.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/07/2022 - Cập nhật 27/07/2022
3/5 - (2 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

Icon thời gian
18/04/2024
455 Lượt xem
Icon thời gian
10 Phút đọc
Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

Icon thời gian
20/03/2024
1145 Lượt xem
Icon thời gian
12 Phút đọc
Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

Icon thời gian
12/03/2024
517 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc
Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

Icon thời gian
12/03/2024
635 Lượt xem
Icon thời gian
9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG