Phụ nữ mang thai có nên chụp X quang không?, Trẻ em khi chụp X quang cần lưu ý gì?, Quy trình chụp X quang diễn ra như thế nào?,...ISOFHCARE sẽ trả lời câu hỏi của bạn ngay trong bài viết dưới đây.
1. Kiến thức chung về Xquang
Chụp X quang là nền tảng của hệ thống chẩn đoán hình ảnh (tiếng anh là radiography). Đây là kỹ thuật cơ bản phát minh đầu tiên năm 1895, nhà vật lý Wilhelm Conrad Rontgen đã phát minh ra tia X và phát minh được ứng dụng vào y học.
Tia X có tính năng đâm xuyên cơ thể, và bị hấp thụ bởi các cấu trúc cơ thể. Sự suy giảm này phụ thuộc vào bộ phận của cơ thể để có các hình ảnh thang xám khác nhau. X quang thường quy được dùng trong chụp hệ hô hấp, hệ xương khớp, bụng, hệ tiết niệu để phát hiện tổn thương hỗ trợ lâm sàng chẩn đoán.

Chụp X Quang là gì? những câu hỏi thường gặp
Tác dụng của X quang đối với mỗi cơ quan là khác nhau:
- X quang hệ cơ xương khớp: giúp phát hiện bất thường liên quan đến xương, khớp (Ví dụ như gãy xương, trật khớp, u xương). Đây là phương tiện cơ bản, quan trọng hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý cơ xương khớp.
- X quang hệ hô hấp: phát hiện tổn thương cơ bản của phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim mạch giúp bác sĩ xác định mối liên quan của tổn thương với các cơ quan khác. X quang phổi có vai trò rất quan trọng trong khám, điều trị và tái khám của bệnh nhân nhiễm COVID-19.
- X quang hệ tiết niệu: phát hiện hình ảnh sỏi cản quang trên phim của đường tiết niệu.
- X quang bụng không chuẩn bị: phát hiện tắc ruột, tràn khí ổ bụng.
Chụp X quang là phương tiện cơ bản, không thể thay thế giúp phát hiện tổn thương và giữ vai trò hỗ trợ đắc lực các bác sĩ lâm sàng.
2. Quy trình chụp X quang
Trước khi chụp X quang:
- Bạn nên tháo các vật dụng dây chuyền, thắt lưng, kẹp tóc…
- Người bệnh thay trang phục của bệnh viện trong lúc chụp phim
Trong lúc chụp:
- Người bệnh được chụp trong phòng chuyên biệt. Bạn nên thoải mái theo tư thế yêu cầu của kĩ thuật viên. Một số trường hợp yêu cầu bệnh nhân nằm hoặc đứng, phụ thuộc vào tư thế chỉ định của bác sĩ.
- Việc chụp X quang thường nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả.

Quy trình chụp X quang
Sau khi chụp phim Xquang:
- Tại bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, sau chụp xong, người bệnh không chờ lấy kết quả. Phim sẽ chuyển tự động qua hệ thống trả về máy tính cho bác sĩ khoa hoặc phòng khám.
- Đối với quy trình in phim truyền thống. Người bệnh chờ ghế 15-20 phút để lấy phim và kết quả chụp X quang.
3. Những câu hỏi thường gặp khi chụp X quang
a. Phụ nữ mang thai có nên chụp X quang không?
Phụ nữ mang thai không nên chụp X quang giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, trừ trường hợp thực sự cần thiết. Vì đây là giai đoạn biệt hóa của thai nhi, tia X không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên các trường hợp cấp cứu ví dụ như chấn thương, bạn đừng quá lo lắng vì chỉ định chụp bộ phận cần thiết mức độ tối thiểu. Mẹ bầu có thể mang áo chì vào vào để hạn chế lượng tia X.

Những câu hỏi thường gặp khi chụp X quang
b. Trẻ em khi chụp X quang cần lưu ý gì?
Bố mẹ trẻ hay lo lắng khi trẻ chụp X quang gây ảnh hưởng sức khỏe. Thực tế nguồn bức xạ, có khắp tất cả mọi nơi trong cuộc sống ví dụ như ánh sáng mặt trời, ti vi, điện thoại… Vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi con bạn được yêu cầu chụp phim X quang, do tần suất tiếp xúc với vài lần chụp tia X ít hơn nhiều so với bên ngoài.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp, kiến thức cơ bản về X quang. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết phục vụ cho quá trình chụp x quang thuận lợi và an tâm nhất!.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.