Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện, triệu chứng đau đầu gối
  • 2. Ai dễ bị đau đầu gối?
  • 3. Đau đầu gối là biểu hiện của bệnh gì?
  • 4. Bị đau đầu gối có nguy hiểm không?
  • 5. Các phương pháp chữa trị khi bị đau đầu gối
  • Lời kết:
Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện, triệu chứng đau đầu gối
  • 2. Ai dễ bị đau đầu gối?
  • 3. Đau đầu gối là biểu hiện của bệnh gì?
  • 4. Bị đau đầu gối có nguy hiểm không?
  • 5. Các phương pháp chữa trị khi bị đau đầu gối
  • Lời kết:
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau đầu gối là bệnh gì? Chữa trị thế nào cho đúng

Đau đầu gối là bệnh gì? Đây quả thực là một câu hỏi nhận được vô vàn sự quan tâm hiện nay. Bởi dấu hiệu đau đầu gối không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà nó còn phổ biến ở những người trẻ. Vậy đâu là cách chữa đau đầu gối triệt để và hiệu quả nhất? Cùng đọc bài viết sau của IVIE - Bác sĩ ơi để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Nội dung chính
  • 1. Biểu hiện, triệu chứng đau đầu gối
  • 2. Ai dễ bị đau đầu gối?
  • 3. Đau đầu gối là biểu hiện của bệnh gì?
  • 4. Bị đau đầu gối có nguy hiểm không?
  • 5. Các phương pháp chữa trị khi bị đau đầu gối
  • Lời kết:

1. Biểu hiện, triệu chứng đau đầu gối

Đau đầu gối là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Đau đầu gối là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Tùy vào các vị trí và mức độ diễn biến sẽ có các triệu chứng đau đầu gối khác nhau. Các biểu hiệu cụ thể sẽ gồm:

  • Đau đầu gối khi vận động hoặc thậm chí cả khi nghỉ ngơi.

  • Khu vực xung quanh đầu gối sẽ bị sưng phình lên hoặc có một cục bướu nổi lên.

  • Phần xương khớp bị cứng, không thể duỗi thẳng vì các cơn đau trong đầu gối.

  • Phần đầu gối bị nóng và đỏ.

  • Người bị đau đầu gối sẽ khó khăn trong việc di chuyển, leo cầu thang, ngồi xổm… 

  • Vùng gối phát ra tiếng lạo xạo khi vận động hoặc di chuyển…

Tìm hiểu thêm: 9 bệnh viện, phòng khám cơ xương khớp tốt tại Hà Nội

2. Ai dễ bị đau đầu gối?

Theo đó, mọi đối tượng đều có nguy cơ bị mắc chứng đau đầu gối, đặc biệt là người già. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu gối là:

  • Béo phì, thừa cân: Áp lực của cân nặng sẽ tác động lên khớp gối khi vận động, gây nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Béo phì, thừa cân sẽ tác động lên khớp gối khi vận động

Béo phì, thừa cân sẽ tác động lên khớp gối khi vận động

  • Cơ bắp yếu và thiếu linh hoạt: Đây là nguy cơ gây nên chấn thương đầu gối. Bởi cơ bắp khỏe mạnh mới giúp bảo vệ và ổn định các khớp gối khi vận động.

  • Chơi thể thao: Một số môn thể thao thường xuyên gây áp lực lên đầu gối như bóng rổ, trượt tuyết… Những công việc đặc trưng này thường xuyên tạo áp lực ở vùng gối cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

  • Tiền sử chấn thương gối: Những người bị chấn thương gối trước đây dễ bị chấn thương gối lần nữa.

3. Đau đầu gối là biểu hiện của bệnh gì?

Đau gối không chỉ đơn giản là chấn thương vùng khớp gối mà nó còn là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan khác. Vậy biểu hiện của việc đau đầu gối là bệnh gì?

Các bệnh lý nguy hiểm khi bị đau đầu gối

Các bệnh lý nguy hiểm khi bị đau đầu gối

Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối được xem là chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân của việc này có thể xuất phát từ chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… làm tổn thương đến phần xương, sụn hoặc dây chằng.

Bong gân

Đau đầu gối cũng có thể là biểu hiện của bong gân. Khi phần gối bị tổn thương ở một vài bó sợi hoặc dây chằng có thể gây ra tình trạng trên. Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là đầu gối đau, bầm tím quanh khớp, vùng gân bị bong sẽ nóng lên.

Tổn thương dây chằng

Dây chằng rất dễ bị tổn thương khi vận động. Việc này dẫn đến các cơn đau ở gối, làm sưng nề và hạn chế khả năng vận động. Sau khoảng 2-3 tuần, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhưng có khả năng xuất hiện tình trạng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.

Dây chằng rất dễ bị tổn thương khi vận động

Dây chằng rất dễ bị tổn thương khi vận động

Tổn thương sụn chêm

Phần sụn chêm cũng sẽ bị rách khi mang vác vật nặng làm đau và sưng nề gối. Một số trường hợp khác khác khi mảnh sụn rách lọt vào giữa khe khớp, bắt buộc phải phẫu thuật cấp cứu để cắt sụn chêm.

Gãy xương

Gãy xương bánh chè cũng có thể xảy ra khi có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, bầm tím và mất cử động hoàn toàn ở phần xương bị gãy.

Trật khớp

Trật khớp là hiện tượng xương lệch khỏi vị trí ban đầu, gây sưng và đau. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết nhanh chóng sau khi thực hiện phương pháp nắn chỉnh.

Viêm bao hoạt dịch gối

Phần bao dịch là nơi chứa chất lỏng, có vai trò như một lót đệm giúp gân và dây chằng có thể vận hành trơn tru. Vì vậy khi chấn thương đầu gối có thể khiến bao dịch hoạt gối bị viêm, gây ra các cơn đau gối.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện do lão hóa hoặc các vấn đề phát sinh trong cuộc sống như: tai nạn, béo phì, vận động quá mức… Những người bị bệnh này thường đau ở mặt trước và trong khớp gối. Đôi lúc sẽ nghe tiếng rắc khi thực hiện gấp hoặc duỗi gối.

Viêm khớp gối

Đau đầu gối còn có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp gối, Khi xương sụn bị mòn và trở nên thô ráp khiến các khớp xương bị ma sát nhiều hơn. Dẫn đến các cơn đau gối kèm theo hiện tượng cứng khớp trong khoảng tối đa 30 phút.

Đau đầu gối có thể là biểu hiện của viêm khớp gối

Đau đầu gối có thể là biểu hiện của viêm khớp gối

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là khi khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng ở màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn hoặc sụn khớp. Điều này gây ra việc đau nhức và lâu dần dẫn đến biến dạng hoặc dính khớp.

Bệnh Gout

Bệnh Gout sẽ xuất hiện khi bị rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu hoặc khớp. Chúng chèn lên các dây thần kinh cảm giác tạo nên tình trạng đau nhức triền miên. Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này là ngón chân cái bị sưng vù và phần gối phình đỏ.

4. Bị đau đầu gối có nguy hiểm không?

Phần gối là vị trí quan trọng giúp con người có thể vận động một cách dễ dàng. Vì vậy khi bị đau đầu gối cho dù là nguyên nhân gì cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt về sau. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng về sau như: biến dạng khớp gối… làm cho đi lại khó khăn hay có nguy cơ tàn phế.

5. Các phương pháp chữa trị khi bị đau đầu gối

Với sự phát triển vượt bậc của nền Y học, ngày nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chữa trị khi bị đau đầu gối. Bao gồm:

Dùng thuốc

Trong trường hợp tình trạng đau đầu gối không ảnh hưởng đến các cơ quan khác, bệnh nhân có thể điều trị bằng cách dùng thuốc theo đường uống hoặc đường tiê. Tuy nhiên mọi đơn thuốc đều phải có đơn thuốc của bác sĩ và dùng theo chỉ định của bác sĩ, như:

  • Các loại thuốc có tính năng giảm đau thông thường, thuốc giảm đau chống viêm không chứa Steroid, các loại thuốc thoái khớp… 

  • Nếu bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng, bác sĩ có thể kết hợp tiêm giảm đau hoặc tiêm thay thế dịch khớp… 

lưu ý khi dùng thuốc đều phải có đơn thuốc của bác sĩ và dùng theo chỉ định của bác sĩ

lưu ý khi dùng thuốc đều phải có đơn thuốc của bác sĩ và dùng theo chỉ định của bác sĩ

Vật lý trị liệu

Bên cạnh đó, phương pháp vật lý trị liệu cũng đem lại hiệu quả vô cùng tốt cho quá trình điều trị đau khớp gối. Các bài tập được khuyến nghị từ bác sĩ, kỹ thuật viên trị liệu sẽ giúp giảm áp lực và tăng sức cho các cơ quanh đầu gối. Đặc biệt các phương pháp này có thể tiến hành tự tập luyện ngay tại nhà, đảm bảo tính tiện ích cho người bệnh.

Phẫu thuật

Đối với các trường hợp đau đầu gối do chấn thương dây chằng, vỡ xương hay rách sụn… thì phải đến cở sở y tế khám cơ xương khớp và can thiệp từ phương pháp phẫu thuật cơ xương để điều trị hiệu quả. Ví dụ:

  • Phẫu thuật nội soi khớp: Với mục đích giúp loại bỏ dịch khớp, sửa chữa rách nát, tái tạo sụn và dây chằng bị rách.

  • Phẫu thuật thay thế: Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để thay thế một phần hư hỏng của đầu gối bằng các bộ phận y học khác. Đây là biện pháp phổ biến được sử dụng thường xuyên do vết mổ nhỏ và hồi phục nhanh.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ cơ xương khớp có chuyên môn và uy tín. Nổi bật nhất có thể kể đến là BS Trần Trọng Thắng với 27 năm kinh nghiệm trong khoa Cơ-Xương-Khớp; BS. Lê Quốc Việt nổi tiếng với các ca chữa xương khớp vô cùng hiệu quả. Để liên hệ và đặt lịch nhanh chóng, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.3367 hoặc click vào website IVIE - Bác sĩ ơi.

Lời kết:

Trên đây là toàn bộ kiến thức được tổng hợp để giải đáp câu hỏi đau đầu gối là bệnh gì. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của bản thân. Đồng thời giúp bệnh nhân đưa ra các giải pháp phòng chữa kịp thời và hiệu quả.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/08/2024 - Cập nhật 21/08/2024
5/5 - (3 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG