Nội dung chính
  • Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy
  • Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm tới tính mạng không? Có tự hết không?
  • Khi nào nên đưa trẻ bị rôm sảy đi khám bác sĩ? 
  • Cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh - Giải quyết nỗi lo của bố mẹ 
Nội dung chính
  • Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy
  • Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm tới tính mạng không? Có tự hết không?
  • Khi nào nên đưa trẻ bị rôm sảy đi khám bác sĩ? 
  • Cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh - Giải quyết nỗi lo của bố mẹ 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy – Phương pháp điều trị cho bé

Rôm sảy là tình trạng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, khi trời chuyển sang hạ. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến và là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi trẻ bị rôm sảy. Việc cha mẹ cần biết được những dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy giúp cha mẹ phát hiện sớm và tìm ra hướng cải thiện tình trạng rôm sảy cho bé kịp thời.
Nội dung chính
  • Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy
  • Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm tới tính mạng không? Có tự hết không?
  • Khi nào nên đưa trẻ bị rôm sảy đi khám bác sĩ? 
  • Cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh - Giải quyết nỗi lo của bố mẹ 

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy

Ở trẻ sơ sinh xuất hiện rôm sảy là tình trạng phổ biến nhiều phụ huynh phải đối mặt, trong những tháng ngày nóng bức hay ẩm ướt. Rôm sảy (miliaria) kích thước nhỏ, màu đỏ và gây ngứa làm bé khó chịu. Thường xuất hiện ở da vùng cổ, nách, vùng da quần áo bí bách che phủ…

Rôm sảy và những điều cha mẹ cần biết!

Rôm sảy và những điều cha mẹ cần biết!

Dấu hiệu nhận biết

Một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy điển hình nhất chính là có những nốt phát ban nhỏ, màu hồng hoặc đỏ, tập trung những vùng da tiếp xúc nhiều mồ hôi như: da lưng, da ngực, da cổ, nách… Những nốt ban này xuất hiện rải rác hoặc thành từng đám khiến bé cảm giác khó chịu, một vài trường hợp bé có thể quấy khóc do khó chịu từ những nốt rôm sảy này.

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ, các loại rôm sảy

Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là trường hợp nhẹ nhất, xuất hiện dạng nốt nhỏ, màu trắng hay trong suốt ở trán, mũi, cổ…

Rôm sảy dạng tinh thể là trường hợp nhẹ nhất trong 3 dạng rôm sảy

Rôm sảy dạng tinh thể là trường hợp nhẹ nhất trong 3 dạng rôm sảy

Rôm sảy dạng gai: Đây là thể phổ biến, gây khó chịu nhiều cho bé. Những nốt ban màu đỏ, kích thước lớn, nổi ở vùng da đổ nhiều mồ hôi và gây cảm giác ngứa.

Dạng gai gây ngứa khiến bé khó chịu

Dạng gai gây ngứa khiến bé khó chịu

Rôm sảy sâu: Đây là trường hợp nặng nhất, kích thước lớn màu đỏ đậm thường xuất hiện tại vùng da dày hơn như lưng và bụng. Rôm sảy sâu có thể gây nhiễm trùng nếu không được điều trị sớm, do đó cần xác định được dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy sâu để điều trị kịp thời tránh những biến chứng.

Rôm sảy sâu là dạng nguy hiểm nhất

Rôm sảy sâu là dạng nguy hiểm nhất

Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm tới tính mạng không? Có tự hết không?

Rôm sảy là do tình trạng quá nóng mà xuất hiện, do đó khi thời tiết mát mẻ sẽ tự hết. Nhưng đây không phải là khỏi hoàn toàn rôm sảy, mà hết là các triệu chứng của rôm sảy sẽ biến mất. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện tiếp nếu thời tiết nóng, đặc biệt là mùa hè. Khi rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ chuyển sang rôm sảy sâu, khi này tính chất bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng lúc đầu.

Lúc này tổn thương vào sâu bên trong da của bé, dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, bé kiệt sức, mạch đập nhanh, buồn nôn và nôn liên tục… Rôm sảy không thể tự khỏi nếu phụ huynh không tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng kịp thời. Đặc biệt nếu những mụn nước này vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da, viêm da mạn tính, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết.

Khi nào nên đưa trẻ bị rôm sảy đi khám bác sĩ? 

Do rôm sảy là tình trạng xuất hiện khi trời nóng bức và sẽ thuyên giảm triệu chứng khi trời mát, tuy nhiên không thể tự khỏi hoàn toàn. Nhất là nếu cha mẹ không chú ý, để trẻ bị tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, bữa ăn và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết. Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Xuất hiện mụn nước nhỏ theo từng đám và màu đỏ.

  • Bé ngứa, quấy khóc, khó chịu.

  • Bé gãy có thể làm trầy xước và nhiễm khuẩn tạo thành mụn mủ, nhọt trên da.

  • Thấy ở vùng da nhiều tuyến mồ hôi (trán, cổ, vai, ngực…).

Cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh - Giải quyết nỗi lo của bố mẹ 

Hiện nay có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng rôm sảy, tuy nhiên tùy vào từng dạng rôm sảy mà có phương pháp cải thiện riêng. Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp dân gian, dùng thuốc nhưng cần xin tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện những phương pháp này để tránh những nguy cơ biến chứng nặng xảy ra.

Điều trị bằng phương pháp dân gian truyền miệng lâu đời 

Tắm lá khế: Rửa sạch lá khế và cho thêm chút muối sau đó đun khoảng 5 phút, bỏ bã chắt lấy nước pha với nước lạnh sao cho nước ấm để tắm cho trẻ.

Cho trẻ tắm nước lá khế giúp cải thiện tình trạng rôm sảy

Cho trẻ tắm nước lá khế giúp cải thiện tình trạng rôm sảy

Tắm lá chè xanh: Rửa sạch lá chè xanh sau đó cho vào nồi nước đun, pha nước trà với nước tắm của trẻ để kháng khuẩn da.

Điều trị bằng kem bôi

Hiện nay có nhiều sản phẩm kem bôi không kê đơn có sẵn giúp điều trị rôm sảy ở trẻ như:

  • Calamine đây là thuốc tự nhiên, điều trị ngứa do nhiệt độ.

  • Corticosteroid: Kem hydrocortisone bôi với liều lượng ít.

  • Kháng histamin: Có thể bôi ngoài da hoặc uống, giúp giảm ngứa khi bị rôm sảy.

  • Hạ sốt (ibuprofen, acetaminophen): Nếu bé ngứa rát và kèm sốt.

Lưu ý: Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ dùng một trong những loại thuốc kể trên.

Đảm bảo làn da của bé luôn khô ráo và thông thoáng không ứ đọng mồ hôi

Để hạn chế bé bị rôm sảy khi thời tiết chuyển sang mùa hè, cha mẹ cần chọn những trang phục thoáng khí. Tránh bí bách để mồ hôi tích tụ lại gây tình trạng rôm sảy.

  • Mặc quần áo thoáng khí, rộng rãi và thích hợp cho bé khi trời nóng.

  • Sử dụng phấn rôm an toàn cho bé để hạn chế mồ hôi. 

  • Giữ môi trường sống mát mẻ cho bé.

Tư vấn online với bác sĩ chuyên khoa Nhi trên IVIE – Bác sĩ ơi

IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng kết nối với nhiều bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt giúp phụ huynh tiết kiệm được quỹ thời gian thăm khám cho bé. Một số bác sĩ mà IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý cho quý phụ huynh:

Ths. BSNT Nguyễn Sỹ Đức

  • Nơi làm việc của BS Đức: Bệnh viện Nhi trung ương.

  • Thời gian khám online tại app: 14h00 – 22h00 hàng ngày.

  • Chi phí khám của BS Đức: 150.000 VNĐ

Ths. BSNT Đỗ Anh Tuấn

  • Nơi làm việc của BS Tuấn: Viện Nhi trung ương

  • Thời gian khám trên IVIE - Bác sĩ ơi: 14h00 – 22h00 mỗi ngày.

  • Chi phí khám của BS Tuấn: 150.000 VNĐ

Ths. BS Nguyễn Duyên

  • Nơi làm việc của BS Duyên: Bệnh viện Nhi TW

  • Thời gian khám của BS Duyên trên app: Từ 14h00 – 22h00 hàng ngày.

  • Chi phí khám của BS Duyên: 150.000 VNĐ

Đặt lịch khám online cùng bác sĩ hàng đầu tại IVIE - Bác sĩ ơi

Đặt lịch khám online cùng bác sĩ hàng đầu tại IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

Hướng dẫn đặt lịch khám với các bác sĩ trên app IVIE – Bác sĩ ơi

Phần trang chủ phụ huynh nhấn “chọn bệnh viện” => Sau đó cha mẹ sẽ tìm bệnh viện muốn khám cho bé và chọn bác sĩ khám => Chọn dịch vụ khám, nhấn đặt khám => Tiến hành hẹn thời gian khám với bác sĩ đã chọn và nhập thông tin triệu chứng bệnh của bé => Nhấn chọn tiếp tục => Thanh toán chi phí khám trên app và đặt khám.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy cũng như những gợi ý các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong chuyên khoa nhi. Nếu còn có những thắc mắc gì về tình trạng trẻ bị rôm sảy cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/07/2024 - Cập nhật 09/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG