Có nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa mụn cóc ở môi với mụn trứng cá thông thường, dẫn đến tâm lý chủ quan và có thể đưa tay lên nặn mụn. Điều đó có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà mọi người không lường trước được. Mụn cóc có thực sự nguy hiểm như vậy hay không? Hãy cùng ISOFHCARE theo dõi qua bài viết dưới đây để tìm hiểu sự thật về mụn cóc ở môi!
1. Dấu hiệu mụn cóc ở môi
Mụn cóc ở môi do virus HPV gây nên, thường lây qua đường sinh dục. Bệnh này để quá sẽ rất khó chữa do virus HPV xâm nhập vào máu. Để giúp sớm phát hiện ra bệnh này, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Giai đoạn đầu, bệnh sẽ có các dấu hiệu giống viêm họng.
- Mụn xuất hiện trên mặt là những nốt sần li ti, màu đỏ nâu quanh môi và trong cổ họng. Sau đó, mụn sẽ phát triển nhanh chóng thành những mảng lớn xù xì như súp lơ.
- Ấn vào mụn cóc sẽ có cảm giác đau nhức. Mụn cóc có thể bị vỡ ra với dịch mủ rất hôi.
- Mụn cóc dễ bị nhầm với mụn cơm, mụn trứng cá. Bạn cần phân biệt rõ để có cách điều trị phù hợp.
2. Mụn cóc ở môi gây tác hại như thế nào?
Mụn cóc ở môi không chỉ khiến chúng ta đau nhức khó chịu mà còn gây nhiều tác hại khác. Cụ thể đó là:
a. Ảnh hưởng thẩm mỹ
Mụn cóc là loại phát triển khá nhanh chóng. Nếu đã xuất hiện một nốt nhỏ ở môi thì chẳng mấy chốc to thành cụm và dày đặc. Điều này dẫn đến sự tự ti về ngoại hình xấu xí cho người bệnh, đặc biệt là phái đẹp. Người bệnh sẽ thường xuyên có tâm trạng lo âu, trầm cảm kéo dài. Điều này sẽ khiến họ mặc cảm và ngại giao tiếp với mọi người.
Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!
b. Ảnh hưởng sinh hoạt
Không chỉ ảnh hưởng về thẩm mỹ mà mụn cóc ở môi còn mang khá nhiều rắc rối đến sinh hoạt của người bệnh. Những mụn cóc đó sẽ gây đau, bệnh nhân thường sẽ khó ăn, thậm chí không thể ăn uống được gì. Ngoài ra, các vận động cơ miệng như nói chuyện, nhai sẽ khiến bệnh nhân cực kỳ đau đớn. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.
c. Suy giảm hệ miễn dịch
Với tâm trạng lo âu, đau đớn kéo dài sẽ khiến bệnh nhân ngày càng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Hơn nữa, việc không thể ăn uống cũng khiến người bệnh không được bổ sung các chất cần thiết. Dần dần, hệ miễn dịch của họ sẽ suy giảm. Từ đó, rất nhiều mầm bệnh thừa cơ hội sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây nên nhiều bệnh lý. Bạn thực sự không nên chủ quan với bệnh lý mụn cóc này.
d. Nguy cơ gây viêm nhiễm
Những đám mụn cóc ở môi rất dễ bị vỡ ra và chảy dịch rất hôi. Chính những chỗ dịch này, nếu không xử lý cẩn thận dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm nhiễm. Viêm nhiễm có thể lan ra và làm tình trạng mụn cóc tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy giảm cũng góp phần tạo điều kiện hình thành viêm nhiễm.
3. Điều trị mụn cóc ở môi
Nếu virus HPV đã đi vào máu thì thường mụn cóc ở môi sẽ khó chữa mu. Muốn chữa dứt điểm thì bệnh nhân nên nghe theo hoàn toàn các chỉ dẫn của bác sĩ. Một vài phương pháp phổ biến hiện nay là:
Dùng thuốc: Thuốc được kê sẽ thường là thuốc kháng sinh chống lại sự hoạt động và gây bệnh của HPV. Bệnh nhân có thể mua thêm thuốc mỡ để bôi quanh môi nhưng tuyệt đối không được bôi vào trong miệng, bôi lưỡi. Bệnh nhân nên đến xin ý kiến và lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thủ thuật ngoại khoa: Những thủ thuật được sử dụng là đóng băng, đốt điện, đốt lazer,... Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng mà không trị tận gốc mầm bệnh. Giai đoạn chăm sóc sau thủ thuật cần được quan tâm để tránh thâm nhiễm.
Dùng kỹ thuật ALA - PDT: Đây là công nghệ hiện đại, khá an toàn điều trị mụn cóc ở môi, ngày càng được biết tới. Cách này có thể loại bỏ dứt điểm mầm bệnh từ tận bên trong và hạn chế tình trạng tái phát.

4. Phòng ngừa mụn cóc ở môi
Không chỉ điều trị mà việc phòng ngừa mụn cóc ở môi rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo vài kinh nghiệm sau để hạn chế mắc bệnh cho mình và mọi người:
- Hạn chế tối đa đưa tay lên chạm mặt. Ở tay tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, chạm vào vùng da mặt nhạy cảm rất dễ gây các loại mụn.
- Hạn chế các hành động cọ xát da mặt, tránh da mặt bị trầy xước.
- Không chạm tay vào mụn cóc của người khác. Nếu chạm rồi thì bạn nên rửa tay lại bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với những môi trường nhiều bụi bẩn, virus.
- Nam - nữ trong khoảng 9 -26 tuổi nên đi tiêm phòng HPV.
- Đi khám bác sĩ nếu thấy có những dấu hiệu mụn xù xì, đau, phát triển nhanh xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể.
Như vậy, bài viết cung cấp cho bạn một số thông tin bạn cần biết về mụn cóc ở môi. Bạn thực sự không nên chủ quan với bệnh lý này bởi nó đem cho bạn khá nhiều rắc rối. Nếu thấy trên mặt xuất hiện những loại mụn giống miêu tả của mụn cóc, bạn nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh kịp thời.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.