Nội dung chính
  • 1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
  • 2. Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 3. Những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 4. Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
  • 2. Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 3. Những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 4. Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hiểu rõ về hội chứng tiền kinh nguyệt

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Sản,Chuyên khoa Phụ sản
Hầu hết phụ nữ đều ít nhiều có những dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của kinh nguyệt. Những dấu hiệu này thường nhẹ nhàng kéo dài một vài ngày nhất định trong chu kỳ nên thường được chị em chấp nhận chung sống. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì những biểu hiện này xuất hiện nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Trong y khoa, những triệu chứng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt.
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
  • 2. Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 3. Những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt
  • 4. Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome- PMS) là một nhóm các rối loạn liên quan đến thay đổi tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe thể chất và hành vi thỏa mãn các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện theo chu kì kinh nguyệt và liên quan chặt chẽ, có thể dự đoán trước cùng với giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt (khoảng 14 ngày trước khi có kinh nguyệt), thuyên giảm trong vòng 4 ngày kể từ khi bắt đầu hành kinh.
  • Đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến một số hoạt động thường ngày
  • Không thể giải thích rõ ràng hơn bằng một chẩn đoán khác
  • Không liên quan đến sử dụng thuốc, rượu hoặc hormone

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một nhóm các rối loạn

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một nhóm các rối loạn

Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng bận tâm phổ biến. Theo thống kê khoảng 48% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trải qua hội chứng này và khoảng 20% trong số đó, các triệu chứng ở mức trầm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Chị em phụ nữ khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân hoặc sức khỏe của mẹ và bé khi đang mang bầu, bạn cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.

2. Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt

Có thể kể đến vài nguyên nhân hội chứng tiền kinh nguyệt như

  • Sự thay đổi nồng độ hormone: Trong giai đoạn hoàng thể - cụ thể là khoảng 14 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu cũng như là lúc mà các triệu chứng của PMS xuất hiện thì nồng độ của Estrogen và Progesterone trong cơ thể tăng lên, đặc biệt là progesterone. Nồng độ những chất này đạt đỉnh sau đó giảm nhanh chóng đã dẫn đến mệt mỏi, cáu kỉnh và sự thay đổi tâm trạng.
  • Những sự thay đổi trong não bộ: Những chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine có chức năng quan trọng trong cơ thể bao gồm duy trì tâm trạng, trạng thái cảm xúc và hành vi. Sự giảm về Estrogen đã nói ở trên dẫn đến giải phóng norepinephrine, giảm dopamin, acetylcholine và serotonin. Điều này dẫn đến những thay đổi về giấc ngủ và trầm cảm.
  • Những phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lý về tâm thần kinh dễ bị ảnh hưởng hơn so với những phụ nữ thông thường.

 

Nguyên nhân hội chứng tiền kinh nguyệt

Những yếu tố liên quan đến lối sống cũng có thể gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt như: hút thuốc, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, nhiều đường, muối hoặc thiếu hoạt động thể chất, thiếu ngủ.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!

3. Những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Nhóm những triệu chứng tiền kinh nguyệt về cảm xúc và hành vi

  • Mệt mỏi, bồn chồn, cảm giác chao đảo
  • Giận giữ vô cớ, cáu kỉnh, nhanh chóng thay đổi tâm trạng
  • Thay đổi khẩu vị bao gồm tăng cảm giác thèm ăn đặc biệt là đồ ngọt
  • Thay đổi thói quen giấc ngủ: mệt mỏi, khó ngủ
  • Buồn chán, tâm trạng buồn bã có thể đột ngột khóc hoặc dễ xúc động
  • Giảm hứng thú tình dục
  • Khó tập trung và ghi nhớ thông tin

triệu chứng tiền kinh nguyệt

Triệu chứng tiền kinh nguyệt

Nhóm những triệu chứng tiền kinh nguyệt về thể chất

  • Đầy hơi
  • Chuột rút
  • Sưng, căng tức vú hai bên
  • Mụn
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Đau mỏi lưng
  • Nhạy cảm với sự thay đổi ánh sáng, âm thanh

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

4. Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt

  • Uống đủ nước có thể giúp giảm đầy hơi: các loại trà thảo mộc như trà lá mâm xôi, trà hoa cúc có thể giúp giảm đau bụng kinh. Nên uống trà nóng.
  • Chế độ ăn cân bằng: nhiều hoa quả, rau xanh đặc biệt các rau màu xanh đậm.
  • Không dùng quá nhiều đường, muối, caffein, rượu.
  • Bổ sung acid folic, B6, Calcu, Magie để giảm đau bụng kinh và tránh thay thay đổi tâm trạng
  • Ngủ đủ giấc: 7-9 tiếng một ngày

Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt

Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày
  • Các trường hợp triệu chứng trầm trọng có thể tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để dùng một vài loại thuốc: thuốc giảm đau( ibuprofen, aspirine, acetaminophen…)
  • Thuốc lợi tiểu giúp giảm đầy hơi và giảm nhạy cảm ngực
  • Các miếng dán giữ nhiệt giúp giảm đau bụng kinh rất tốt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là hội chứng nên được chị em quan tâm và để ý giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Trường hợp các triệu chứng quá trầm trọng thì tham vấn ý kiến bác sĩ là cần thiết. 

Bạn có thể gọi tư vấn từ xa với bác sĩ sản phụ khoa online qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi hoặc gọi đến tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ đặt lịch khám sản phụ khoa tại các bệnh viện, phòng khám uy tín.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/10/2022 - Cập nhật 11/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

18/04/2024

13 Lượt xem

10 Phút đọc

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

142 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

106 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

88 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG