Điểm chung của Chụp cắt lớp vi tính (CT) và Cộng hưởng từ (MRI) là đều được sử dụng để ghi lại hình ảnh bên trong cơ thể của người bệnh. Sự khác biệt lớn nhất của 2 phương pháp này là MRI sử dụng sóng từ trường còn CT sử dụng tia X. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ. Phương tiện CLVT khá phổ biến với bác sĩ. Mặc dù vậy nhiều người chưa hiểu rõ hay nhầm với phương tiện công hưởng từ. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
1. Chụp Cắt lớp vi tính là gì?
Chụp cắt lớp vi tính (tức CT) là kỹ thuật dùng nhiều tia XQ quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang sẽ phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để có được hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp. Nguyên lý hoàn toàn khác với cộng hưởng từ. Từ nguyên lý như vậy nên phòng chụp CT cần trát barit để đảm bảo an toàn bức xạ như phòng chụp Xquang.
Có 2 loại chụp CT :
- CT không tiêm thuốc
- CT có tiêm thuốc cản quang: Tùy theo bệnh tật theo yêu cầu của bác sĩ, để tiêm thuốc khảo sát dễ dàng hơn cơ quan bằng sự tương phản của thuốc cản quang.
Hình ảnh người bệnh thực hiện chụp CT
2. Chụp CT được sử dụng trong những trường hợp nào?
Bác sĩ yêu cầu chụp Cắt lớp vi tính để chẩn đoán các rối loạn cơ xương khớp chẳng hạn như khối u xương hay gãy xương, đặc biệt gãy xương phạm khớp (ví dụ khớp cổ chân, khớp gối)
Xác định vị trí của một khối u, nhiễm trùng. Ngoài ra lĩnh vực CT can thiệp hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị. Phát hiện và theo dõi các bệnh như ung thư, bệnh tim… Đánh giá hiệu quả điều trị, chẳng hạn như trong điều trị ung thư.
Phát hiện nội thương và chảy máu trong ví dụ như các chấn thương sọ não.
Cắt lớp vi tính để chẩn đoán các rối loạn cơ xương khớp
3. Những rủi ro khi chụp CT
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào cho thấy chụp CT có thể gây ra những tác hại lâu dài, một số thông tin cho rằng phơi tiếp xúc với bức xạ có thể gây ung thư. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì nguy cơ tiềm năng này là rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Các bác sĩ thường sử dụng liều thấp nhất của bức xạ để có được các thông tin y tế cần thiết. Ngoài ra hiện nay các loại máy mới nên liều tia rất thấp.
- Những trường hợp mang thai cần lưu ý chụp Xquang, CT trong quá trình mang thai đặc biệt mang thai 3 tháng đầu, quá trình biệt hóa của thai nhi.
- Phản ứng với thuốc cản quang: Tỷ lệ thấp, chủ yếu mức độ nhẹ, trung bình tuy nhiên tỷ lệ rất ít xảy ra shock phản vệ nặng.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
4. Cần chuẩn bị gì trước khi chụp CT?
Chụp cắt lớp vi tính cho trẻ bác sĩ sẽ sử dụng thuốc an thần để giữ cho trẻ nằm yên tại chỗ để quá trình chụp tránh kích thích, làm hình ảnh rung nhòe làm đọc sai lệch kết quả..
Trước chụp CT, yêu cầu tháo tất cả dị vật bằng kim loại, chẳng hạn như thắt lưng, đồ trang sức. Không được ăn, uống trong một vài giờ trước khi chụp CT. Khi tiêm thuốc cản quang giúp làm nổi bật cấu trúc của một bộ phận nào đó trong cơ thể cần kiểm tra chi tiết, nền tương phản cao, dễ dàng. Thuốc cản quang có thể được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêm tĩnh mạch.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các vai trò của phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, để có biện pháp phòng ngừa sớm, tránh biến chứng của bệnh.
5. Quá trình chụp CT
Chụp Cắt lớp vi tính không gây đau và chỉ mất một vài phút. Toàn bộ quá trình chụp CT từ lúc thực hiện các thủ tục chuẩn bị cho tới khi tiến hành chụp CT kéo dài khoảng 30 phút. Sau chụp CT, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt như bình thường.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được yêu cầu nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi rời đi để đảm bảo không có dấu hiệu bất thường nào, chủ yếu sau chụp thuốc cản quang..
Chụp Cắt lớp vi tính không gây đau và chỉ mất một vài phút
6. Lựa chọn giữa chụp MRI và CT
Các Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp Cắt lớp vi tính hay MRI để chẩn đoán cho người bệnh.
Chụp cộng hưởng từ MRI có ưu thế vượt trội trong khảo sát phần mềm, có thể đáp ứng tốt trong khảo sát các bệnh lý sọ não, tim, mạch máu, các bệnh lý gan, mật, lách, tụy, tiền liệt tuyến, tử cung, phần phụ, thận và bàng quang, đồng thời khảo sát tốt hơn CT trong đánh giá dây chằng, khớp, phần mềm…
Chụp cắt lớp vi tính CT sẽ được ứng dụng nhiều trong phát hiện các tổn thương cấp tính, kiểm tra tổng quát của một vùng cơ thể như kiểm tra nội tạng ổ bụng, hoặc gãy xương hoặc chấn thương đầu, ví dụ như: tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu dưới màng cứng, dập não…
Trong trường hợp, người bệnh nữ có thai ưu tiên chụp MRI, tránh ảnh hưởng đến biệt hóa thai nhi.
Chụp cắt lớp vi tính hay Chụp cộng hưởng từ đều cung cấp thông tin quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng các bệnh lý cụ thể và phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hỗ trợ nhiều cho bác sĩ lâm sàng.
Để đặt lịch khám với các bác sĩ giỏi hoặc đặt lịch khám ưu tiên tại các bệnh viện lớn bạn có thể gọi tới tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ tại IVIE - Bác sĩ ơi.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.