Nội dung chính
  • Những tình huống nào có nguy cơ phơi nhiễm với HIV?
  • Các đường lây nhiễm của virus HIV
  • Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV  
Nội dung chính
  • Những tình huống nào có nguy cơ phơi nhiễm với HIV?
  • Các đường lây nhiễm của virus HIV
  • Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV  
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV: Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe của bạn

HIV là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên ở người, gây suy giảm miễn dịch và có thể dẫn đến tử vong. Những điều cần làm ngay để bảo vệ sức khỏe nếu bạn nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV
Nội dung chính
  • Những tình huống nào có nguy cơ phơi nhiễm với HIV?
  • Các đường lây nhiễm của virus HIV
  • Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV  

 

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều loại thuốc điều trị nhưng việc có những kiến thức để phòng tránh lây nhiễm HIV vẫn rất cần thiết để giúp bạn tránh khỏi căn bệnh thế kỷ này. Dưới đây là những điều bạn nên biết về nguy cơ phơi nhiễm và những điều mình cần làm khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV.

Những tình huống nào có nguy cơ phơi nhiễm với HIV?

Phơi nhiễm với HIV được định nghĩa là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…) của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. 

Những tình huống nào có nguy cơ phơi nhiễm với HIV?

Các đường lây nhiễm của virus HIV

Hai con đường phơi nhiễm chính của HIV trong cộng đồng là đường máu và đường tình dục không an toàn.

Đối với đường máu: Bạn có nguy cơ phơi nhiễm với HIV nếu sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh HIV, bị vật nhọn (như dao, kim tiêm…) nghi dính máu hoặc dịch cơ thể của người mắc HIV đâm vào, hoặc bất kỳ trường hợp nào tiếp xúc trực tiếp với máu (hoặc dịch cơ thể) của người có bệnh.

Các đường lây nhiễm của virus HIV

Đối với đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) là nguy cơ phơi nhiễm HIV cao nhất, bất kể bạn tình là ai (gái mại dâm, người đồng tính,…). Trong các đường quan hệ, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ phơi nhiễm với HIV cao hơn đường âm đạo và đường miệng, đây cũng là lý do tỷ lệ lây nhiễm HIV ở đối tượng đồng tính nam cao hơn các đối tượng khác.

Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV  

Có 2 nguyên tắc cần tuân thủ tuyệt đối khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV: bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người xung quanh.

1. Đối với bản thân

Đối với bản thân, bạn cần trang bị những kiến thức và kĩ năng dưới đây để xử lý kịp thời nếu gặp các tình huống phơi nhiễm HIV ngoài cộng đồng:

- Với các trường hợp bị máu (hoặc dịch cơ thể) người nghi nhiễm HIV bắn vào mắt, da, miệng: cần nhanh chóng làm sạch vết thương bằng nước sạch (có thể thay bằng nước muối sinh lý), tuyệt đối không chà xát mạnh gây trầy xước da. Các dụng cụ hoặc quần áo có dính phơi nhiễm nên bỏ không sử dụng.

Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV 

- Trong trường hợp bị vật nhọn có dính máu (hoặc dịch cơ thể) của người nghi nhiễm HIV đâm vào, cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng, tuyệt đối không nặn, bóp, hút máu từ vết thương. Sau đó, vết thương cần được sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn trong thời gian ít nhất 5 phút. Cuối cùng, băng vết thương lại bằng gạc sạch và đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

- Đối với trường hợp quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) với người nghi ngờ HIV, bạn cần đến các cơ sở y tế trong vòng 24 giờ đầu sau phơi nhiễm để được tư vấn và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.

Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV  

- Thăm khám y khoa là cần thiết trong vòng 24 giờ đối với những người nghi ngờ có phơi nhiễm với HIV. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần phải sử dụng thuốc kháng virus (ARV) dự phòng hay không, đồng thời tiến hành các xét nghiệm liên quan để khẳng định tình trạng nhiễm HIV và các bệnh đồng mắc khác (như viêm gan B, viêm gan C…) cho bạn.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội.

2. Đối với cộng đồng

Đối với cộng đồng, để bảo vệ mọi người xung quanh và tránh lây lan virus, trong thời gian đợi kết quả xét nghiệm và điều trị dự phòng HIV, bạn tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn, tránh lây nhiễm như: quan hệ tình dục an toàn (có sử dụng bao cao su), không dùng chung bơm kim tiêm với người khác, không tiếp xúc thêm với máu (hoặc dịch cơ thể) của người nghi nhiễm HIV.

Những điều cần làm khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV  

Như vậy, phơi nhiễm HIV là tình trạng có thể gặp trong cộng đồng, nhất là khi số lượng người nhiễm HIV gia tăng. Vì vậy, trang bị những kiến thức cần thiết về xử lý phơi nhiễm và dự phòng phơi nhiễm là rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Để tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến HIV, xin truy cập vào các bài viết tại Website IVIE - Bác sĩ ơi hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thông qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được biết thêm chi tiết.

Mong muốn lớn nhất của Đội ngũ IVIE - Bác sĩ ơi là giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sức khỏe và bệnh tật. Để bảo vệ mình và người thân, cách tốt nhất là phải có kiến thức.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/02/2021 - Cập nhật 25/03/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Tết Nguyên Đán đang đến gần đây cũng là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình. Tránh thai an toàn trong thời điểm này cũng là một chủ đề được nhiều bạn trẻ và...

28/02/2022

1202 Lượt xem

3 Phút đọc

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Đau bụng kinh là cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến nhiều người trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau có thể âm ỉ, khó chịu đến dữ dội, cực độ. Khoảng 10% phụ nữ...

20/01/2022

1573 Lượt xem

3 Phút đọc

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Mặc dù mang thai trong kỳ kinh nguyệt cực kỳ khó xảy ra, nhưng câu trả lời đơn giản là có. Tinh trùng tồn tại trong hệ thống sinh sản của phụ nữ trong tối đa 5 ...

20/01/2022

4867 Lượt xem

4 Phút đọc

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Rụng dâu luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ, không chỉ mang lại sự đau đớn, khó chịu mà nhiều khi còn phiền toái đặc biệt trong dịp lễ tết. Bởi vậy nhiều bạn ...

20/01/2022

3085 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG