Nội dung chính
  • Nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thức ăn?
  • Những triệu chứng ngộ độc thức ăn?
  • Cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn?
Nội dung chính
  • Nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thức ăn?
  • Những triệu chứng ngộ độc thức ăn?
  • Cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn?

Nhận biết những triệu chứng ngộ độc thức ăn Ngày Tết

Năm Canh Tý sắp qua, năm Tân Sửu đang đến thật gần. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày tết tăng cao do nhu cầu ăn uống, liên hoan, làm lễ cúng. Thế nhưng đi kèm với việc tiêu thụ nhiều thực phẩm là nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cao. Điều đó có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. iSofHcare sẽ mách bạn cách nhận biết những triệu chứng ngộ độc thức ăn giúp bạn đảm bảo dinh dưỡng ngày tết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • Nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thức ăn?
  • Những triệu chứng ngộ độc thức ăn?
  • Cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn?

 

Nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thức ăn?

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn là do ăn phải thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn xâm nhập tạo nên độc tố. Một số trường hợp khác là do thực phẩm bị nhiễm các chất hoá học, dư thừa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hoá chất khác như hàn the, kim loại nặng,..vv.

 

Rất nhiều người có xu hướng mua và tích trữ nhiều thực phẩm trong ngày tết. Thực phẩm với số lượng nhiều không được sử dụng sớm có thể xảy ra tình trạng ôi thiu. Nhất là với các loại thực phẩm tươi như thịt, tôm, cá, chả giò. Mặc dù được bảo quản bằng tủ lạnh nhưng những vi khuẩn bên trong thực phẩm vẫn còn hoạt động. Những loại thực phẩm khô như lạc vừng, mộc nhĩ, măng khô ngày tết cũng có thể bị nấm, mốc nếu điều kiện bảo quản không phù hợp. Vậy nên bạn chỉ nên mua thực phẩm với số lượng vừa đủ, không nên tích trữ quá nhiều và cần bảo quản thực phẩm đúng cách.

Những triệu chứng ngộ độc thức ăn?

Nhận biết các triệu chứng sớm của ngộ độc thức ăn giúp bạn có thể xử trí nhanh chóng, tránh gây nguy hại nặng đến sức khoẻ. Có thể nhận biết ngộ độc thức ăn qua những dấu hiệu sau:

1. Đau bụng

Khi ăn phải các loại thực phẩm đã ôi thiu hoặc nhiễm các chất hoá học bạn có thể sẽ xảy ra tình trạng đau bụng. Tính chất đau bụng có thể khác nhau ở mỗi người tùy loại loại chất độc ăn phải và mức độ nặng của bệnh. Các loại thực phẩm bị hỏng có các vi khuẩn sinh sôi tạo ra độc tố. Những độc tố này sẽ gây kích thích niêm mạc đường tiêu hoá như niêm mạc dạ dày và ruột. Vị trí đau bụng thường gặp nhất la vùng bụng bên dưới xương sườn và nằm trên xương chậu.

2. Tiêu chảy

Một trong những dấu hiệu phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài lớn hơn 3 lần trong một ngày, tính chất phân lỏng. Các độc tố trong thức ăn bị hỏng khiến tình trạng hấp thu nước ở ruột bị giảm hiệu quả trong quá trình tiêu hoá. Tiêu chảy nguy hiểm do có thể dẫn đến việc cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải. Vậy nên bạn cần bồi phụ nước và điện giải cho cơ thể bằng cách bổ sung nước, oresol,...

3. Nôn mửa

Việc ngộ độc thực phẩm khiến cho cơ thể bạn có những phản ứng mạnh mẽ nhằm đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Các cơ ở bụng và cơ hoành co bóp mạnh cùng sự tăng mạnh của nhu động ruột làm tống thức ăn và dịch từ dạ dày đi ngược lên thực quản ra miệng. Nôn cũng khiến cơ thể mất đi lượng dịch lớn và có thể gây tổn thương thực quản.

 

Đây là cơ chế giúp cơ thể tự bảo vệ bằng cách loại bỏ độc tố và là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khoẻ của bạn có vấn đề. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và nôn từ 1 đến 8 tiếng sau khi ăn các thực phẩm hư hỏng, có chất hoá học gây độc.

4. Mệt mỏi

Những dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng có thể khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, đau nhức cơ. Người bị ngộ độc thức ăn có thể thấy stress, uể oải không muốn vận động hoặc chán ăn và thay đổi vị giác.

4. Sốt

Sốt là tình trạng nhiệt độ của cơ thể bạn tăng cao hơn 38 độ C, cơ thể cảm thấy lạnh và tăng nhiệt độ cơ thể trên ngưỡng bình thường. Triệu chứng sốt là một trong những triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm, nhiễm trùng.

 

Cách xử trí khi bị ngộ độc thức ăn?

Khi xuất hiện các triệu chứng trên sau ăn và đồng thời nghi ngờ khi phát hiện thức ăn có mùi vị và màu sắc lạ, cần khiến người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn ngay lập tức. Trong trường hợp khó nôn, bạn có thể rửa sạch tay sau đó ép hai ngón tay vào sâu vùng lưỡi để kích thích cảm giác buồn nôn. Không kích thích gây nôn với các trường hợp hôn mê hoặc kích thích quá mạnh khiến người bệnh bị sặc.

 

Cần bù một lượng lớn dịch và nằm nghỉ ngơi sau khi người bệnh bị nôn và tiêu chảy. Có thể cho người bị ngộ độc sử dụng nước lọc hoặc dung dịch oresol,... Sau đó cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Qua bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi hy vọng đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo dinh dưỡng ngày tết, bạn cần chọn lựa nguyên liệu kỹ càng và luôn chú ý đảm bảo vệ sinh. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn những thắc mắc cần được tư vấn nhé!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/03/2021 - Cập nhật 29/03/2021
5/5

CHUYÊN MỤC CẨM NANG