Nội dung chính
  • Giao mùa - “Chuông báo” thức bệnh tật
  • Bệnh lý nào thường mắc khi thay đổi thời tiết?
  • Tạo “khiên bảo vệ” khi thời tiết giao mùa
Nội dung chính
  • Giao mùa - “Chuông báo” thức bệnh tật
  • Bệnh lý nào thường mắc khi thay đổi thời tiết?
  • Tạo “khiên bảo vệ” khi thời tiết giao mùa

Những bệnh lý thường mắc khi thay đổi thời tiết

“Nắng mưa là chuyện của trời, ốm đau bệnh tật là chuyện của tui với bà”. Thời tiết thay đổi gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta, thậm chí một số người còn xem mình là “kênh dự báo thời tiết”. Không trừ bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già…lại dễ chịu tác động hơn. Vậy những bệnh lý nào dễ mắc phải khi thay đổi thời tiết? Cùng iSofHcare tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
  • Giao mùa - “Chuông báo” thức bệnh tật
  • Bệnh lý nào thường mắc khi thay đổi thời tiết?
  • Tạo “khiên bảo vệ” khi thời tiết giao mùa

Giao mùa - “Chuông báo” thức bệnh tật

Bệnh lý giao mùa - IVIE - Bác sĩ ơi

Thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Cơ thể dễ đổ bệnh vặt, tái phát bệnh cũ và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Sự thay đổi của môi trường bên ngoài tác động gần như toàn diện lên cơ thể của chúng ta: da, hô hấp, xương khớp, cảm xúc, huyết áp, tim mạch,…Vì vậy để tránh những căn bệnh “không mời mà đến” chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức và tìm được giải pháp phòng tránh phù hợp. Dự phòng sớm những bệnh lý thường mắc khi thay đổi thời tiết là giải pháp bảo vệ sự khỏe hiệu quả nhất trong thời điểm dịch Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

Bệnh lý nào thường mắc khi thay đổi thời tiết?

Giao mùa là thời điểm “vàng” cho những bệnh lý phát sinh ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt với những ai có hệ miễn dịch yếu hay có sẵn bệnh nền thì rất đáng được lưu ý. Sau đây là một số căn bệnh điển hình thường “gõ cửa” nhà bạn khi thời tiết thay đổi:

Bệnh lý giao mùa - IVIE - Bác sĩ ơi

1. Cảm cúm

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virus gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh thường hay gặp nhất vào giao mùa thu, không khí lúc ẩm lúc hanh khô, cơ thể khó thích nghi. Đồng thời, đây là thời điểm virus vi khuẩn sinh sôi nảy nở và dễ dàng gây bệnh.

Bệnh thường có biểu hiện nhẹ với các triệu chứng phổ biến: sốt, ho dai dẳng, hắt hơi sổ mũi ngạt mũi, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Tuy nhiên, không thể xem thường căn bệnh này bởi nếu không được điều trị nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường. Khi có triệu chứng hãy đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đặc biệt, cúm có triệu chứng tương đối giống với nhiễm Covid 19. Vậy nên khi có yếu tố nguy cơ hoặc yếu tố dịch tễ, bạn cần khai báo y tế một cách trung thực và tiến hành xét nghiệm theo yêu cầu.

2. Bệnh đường hô hấp

Các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, …vào khoảng thời gian này gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong top đầu những bệnh lý thường gặp khi thay đổi thường tiết.

Trẻ thường ho, khó thở, khò khè, sốt, ngoài ra còn có thêm triệu chứng chảy nước mũi, ho có đờm…nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bội nhiễm, suy hô hấp và có thể tử vong.

Bệnh rất dễ lây và chủ yếu qua các chất tiết đường hô hấp khi ho, hắt hơi… Chính vì vậy để phòng ngừa phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ngâm nước nhiều. Vệ sinh răng miệng, mũi thường xuyên cho trẻ, tránh tiếp xúc với trẻ mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ (khói bụi, chó mèo và các dị ứng phấn hoa…), mang khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường.

3. Dị ứng da

Sự chênh lệch nhiệt độ vào thời điểm giao mùa là nguyên nhân chính khiến làn da bị tổn thương: khô, nứt nẻ da; da dị ứng, mẩn đỏ…Những căn bệnh da liễu này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn gây mất thẩm mỹ…

Để đề phòng, bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng da phù hợp, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin từ rau xanh và hoa quả.

Hơn hết, khi chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân dị ứng, nên đến gặp bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

4. Đau nhức xương khớp

Khi trời trở lạnh hoặc mưa, áp suất khí quyển giảm xuống khiến các mô viêm nở ra tạo áp lực đè ép lên các khớp khiến các cơn đau tăng lên, độ ẩm tăng góp phần gây nên sưng mỏi khớp. Mặt khác, khi nhiệt độ giảm xuống, mạch máu co lại khiến tuần hoàn cơ thể khó lưu thông gây nên tình trạng chân tay đau buốt, tê cứng.

Thời tiết không phải là nguyên nhân gây ra viêm khớp nhưng chúng là yếu tố nguy cơ hàng đầu khởi phát đợt cấp của các bệnh lý về khớp gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Vậy nên hầu hết khi trở trời hay thời tiết có sự chuyển biến thì những bệnh nhân có bệnh lý về khớp luôn dự báo một cách rất chuẩn xác. Và khi thời tiết có tín hiệu ấm và khô hơn thì người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị giày vò bởi những cơn đau xương khớp.

5. Bệnh tay chân miệng

Thời tiết giao mùa, nguy cơ bệnh chân tay miệng gia tăng và diễn tiến phức tạp. Đây là bệnh thường xuất hiện theo chu kỳ và đôi khi tạo nên những ổ dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Dịch tay chân miệng tập trung chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Biến chứng tay chân miệng ở trẻ bao gồm thở yếu, khóc khan, da nổi bông, lạnh tứ chi, mạch nhanh, huyết áp cao.

Đây là một bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy thời tiết thay đổi, tay chân miệng là bệnh lý mẹ cần phải quan tâm hàng đầu đầu đối với trẻ nhỏ.

Tạo “khiên bảo vệ” khi thời tiết giao mùa

bệnh lý giao mùa - IVIE - Bác sĩ ơi

Để phòng tránh những “kẻ không mời” này mỗi chúng ta hãy tự tìm cách để bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là một số cách dự phòng những bệnh lý thường mắc phải khi thay đổi thời tiết mà ai cũng có thể thực hiện được:

  • Vệ sinh răng miệng, mũi, mắt bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
  • Uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi cho bé
  • Dưỡng da toàn thân khi thời tiết trở lạnh
  • Giữ ấm cơ thể
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài…

Vẫn biết “nắng mưa là việc của trời” nhưng đừng để bản thân rơi vào thế bị động. Đừng để những căn bệnh kia ập đến mà không kịp trở tay. Hãy trang bị cho mình một hành trang thật tốt để chăm sóc bản thân và gia đình bạn nhé.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/03/2021 - Cập nhật 08/04/2021
5/5

CHUYÊN MỤC CẨM NANG