Trong xã hội hiện nay, khám thai cũng là một hành động tiêu dùng, bác sĩ tin rằng mọi sản phụ khi mang trong mình sinh linh bé nhỏ đều có bản năng là người mẹ tốt nhưng không phải ai cũng là một người tiêu dùng thông thái, bởi vậy bác sĩ hy vọng những lưu ý sau đây sẽ giúp cho sản phụ có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc. Các bạn hãy ghi nhớ các mốc thời gian sau nhé!
1. Lần khám thai đầu tiên
Thời gian: Sau khi trễ kinh một vài ngày với các mẹ có kì kinh nguyệt đều. Các sản phụ thường tự test Quickstick 2 vạch.
Mục đích của lần khám này là xác định bạn có thai hay không và thai làm tổ ở vị trí nào. Thai bình thường sẽ bắt đầu làm tổ từ tuần thứ 3 kể từ ngày kinh cuối cùng, tuy nhiên túi thai sớm nhất có thể thấy được qua siêu âm đầu dò âm đạo khi có kích thước 2-3mm tương ứng với tuổi thai 32-33 ngày nên sau trễ kinh một vài ngày bạn mới nên đi khám tránh đi khám sớm quá tạo lo lắng không cần thiết.
Trong lần khám này sản phụ ngoài siêu âm sẽ được làm thêm một vài xét nghiệm máu như công thức máu, ferritin, các xét nghiệm về viêm gan B, HIV( nếu có nguy cơ), khám phụ khoa…
2. Lần khám thai thứ 2
Thời gian: Thường sau lần khám đầu 1-2 tuần tùy vào kết quả lần khám trước.
Mục đích để xác định xem có tim thai chưa, hoạt động như thế nào. Đây là một bước siêu âm quan trọng gợi ý dấu hiệu thai phát triển tốt.
Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.
3. Lần khám thai thứ 3
Thời gian: Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
Mục đích của lần này là đo khoảng sáng sau gáy, làm xét nghiệm sàng lọc lệch bội (Double test, NIPT tùy nguy cơ của thai kỳ), siêu âm hình thái để tìm các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thông báo ngày dự sinh của thai và lưu ý rằng đây là ngày dự sinh chính xác nhất và mẹ sẽ sử dụng ngày dự sinh này để tính tuổi thai cho thai suốt thai kì về sau. Một vài cơ sở sẽ lấy ngày dự sinh sớm hơn có thể vào 9 hoặc 10 tuần cũng đều ổn.
Đối với những sản phụ không đi khám vào thời gian này thì các mẹ sẽ làm sàng lọc lệch bội( Hội chứng Down, Hội chứng Patau, thoát vị rốn, hở ống thần kinh) vào từ 15 tuần 1 ngày đến hết 18 ngày. Ngày dự sinh có thể tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng với những mẹ có kinh nguyệt đều( vòng kinh từ 28-35 ngày).
Đo độ mờ da gáy
Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT/ NIPS
Xét nghiệm sang lọc Double Test
Xét nghiệm sàng lọc Triple Test
4. Lần khám thai thứ 4
Thời gian: Khám vào tuần 22 thường gọi là Siêu âm 4D khảo sát hình thái.
Lần khám này các sản phụ nên đến khám tại các cơ sở uy tín, máy móc hiện đại để việc khảo sát được tốt nhất. Lần khám này các mẹ sẽ được hẹn làm nghiệm pháp tăng đường huyết vào khoảng từ tuần 24 đến 28 tuần để sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra sản phụ cũng có thể tiêm uốn ván vào thời gian này( từ tuần 21, 2 mũi cách nhau 4 tuần và cách ngày sinh ít nhất 4 tuần).
5. Lần khám thứ 5
Thời gian: Khám lúc thai 32 tuần thường gọi là siêu âm 4D khảo sát hình thái, đánh giá sự phát triển của thai và phần phụ thai.
Ở lần khám này thai nhi sẽ được khảo sát các dị tật về hình thái một lần nữa, đánh giá thai nhỏ, chậm tăng trưởng trong tử cung không. Ngoài ra đánh giá lượng nước ối, vị trí bám của bánh rau từ đó có thể chủ động trong việc quản lý thai, dự phòng nguy cơ có thể gặp phải và lựa chọn cách thức, thời điểm để thai nhi ra đời.
6. Lần khám thứ 6
Thời gian: Thông thường sẽ là 36 tuần, thời điểm làm hồ sơ sinh.
Lúc này chắc hẳn các thai phụ đã chọn được cho mình nơi để sinh bé. Các mẹ bầu sẽ làm hồ sơ sinh( xét nghiệm máu, khám phụ khoa, xét nghiệm liên cầu B, chạy máy Mornitoring…).
Ngoài những mốc thời gian khám thai mà sản phụ cần ghi nhớ bác sĩ đã lưu ý ở trên để có một thai kỳ khỏe mạnh, tùy từng cơ sở quản lý thai nghén, điều kiện kinh tế của các mẹ mà sẽ có thêm các lần khám xen giữa các mốc trên. Các mẹ lưu ý trong thai kỳ nên theo dõi huyết áp, mức độ tăng cân( 10-12kg/ 1 thai kì là hợp lý), khám phụ khoa, bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý.
Cuối cùng chúc các sản phụ có một thai kỳ hạnh phúc, khỏe mạnh.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.