Nội dung chính
  • 1. Vì sao nhiều người lựa chọn niềng răng?
  • 2. Những lưu ý trước khi niềng răng là gì?
  • 3. Những lưu ý sau khi niềng răng là gì?
Nội dung chính
  • 1. Vì sao nhiều người lựa chọn niềng răng?
  • 2. Những lưu ý trước khi niềng răng là gì?
  • 3. Những lưu ý sau khi niềng răng là gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý trước và sau khi niềng răng

Ngày nay, niềng răng ngày một phổ biến trong cộng đồng cùng với sự nâng cao về nhu cầu sức khỏe răng miệng và nhu cầu thẩm mỹ. Tương tự như tất cả các phương pháp thẩm mỹ khác, trước khi quyết định lựa chọn niềng răng, bạn cần tìm hiểu kỹ về những lưu ý cả trước và sau khi niềng răng để đảm bảo đạt được kết quả mong muốn. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Vì sao nhiều người lựa chọn niềng răng?
  • 2. Những lưu ý trước khi niềng răng là gì?
  • 3. Những lưu ý sau khi niềng răng là gì?

1. Vì sao nhiều người lựa chọn niềng răng?

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha đang ngày càng phát triển như một xu hướng. Không chỉ thanh thiếu niên mà rất nhiều người trưởng thành cũng tìm đến dịch vụ nha khoa này. Niềng răng là một phương pháp tuyệt vời để giải quyết các vấn đề răng mọc lệch, móm, hô,… cho hàm răng của bạn.

Trong quá trình trưởng thành, khi những chiếc răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn, những chiếc răng mới mọc lên có thể lệch lạc hoặc chen chúc với nhau. Hoặc một số trường hợp kích thước của hàm trên và hàm dưới không tương xứng với nhau. Tất cả những điều này tạo nên một hệ quả là khớp cắn bị lệch.

Phương pháp niềng răng sử dụng khí cụ nha khoa để điều chỉnh lại vị trí các răng sao cho hợp lý. Tùy vào mức độ lệch lạc của răng mà thời gian niềng răng có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng nhìn chung sau khi hoàn thành quy trình, bạn sẽ lấy lại được nụ cười tỏa sáng, tự tin hơn trên gương mặt mình. Điều quan trọng là hãy tuân thủ những lưu ý trước và sau khi niềng răng dưới đây.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Những lưu ý trước khi niềng răng là gì?

Trước khi quyết định niềng răng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về quy trình và những gì có thể xảy ra trong suốt quá trình niềng răng. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Sau đây là những điều cần lưu ý trước khi niềng răng:

a. Trường hợp nào cần niềng răng

Trước khi niềng răng bạn cần phải xác định chính xác tình trạng răng miệng của mình có cần thiết niềng răng hay không. Sau đây là những trường hợp cần thực hiện niềng răng chỉnh nha:

- Răng hô hoặc móm: Kích thước của hàm trên và hàm dưới không bằng nhau.

- Răng mọc lệch: Điều này khiến thức ăn dễ mắc lại, khó vệ sinh tạo điều kiện cho sâu răng dễ xảy ra.

- Răng thưa: Thức ăn dễ kẹt lại tại các kẽ răng, đây cũng là nguyên nhân khiến sâu răng mặt bên thường xuất hiện.

- Khớp cắn không chuẩn: Điều này khiến việc ăn nhai của bạn kém hiệu quả hơn, chất dinh dưỡng không được hấp thu một cách triệt để.

- Răng kém thẩm mỹ: Mặc dù không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai nhưng một hàm răng kém đẹp khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp và nở nụ cười.

Trườn hợp nên niềng răng

b. Lứa tuổi nào có thể niềng răng?

Theo bạn độ tuổi nào có thể niềng răng. Trước đây niềng năng thường được thực hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng ngày nay ngày càng có nhiều người lớn tìm đến phương pháp chỉnh nha này. Niềng răng có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến cả người trung niên. Tùy vào lứa tuổi mà bác sĩ áp dụng phương pháp chỉnh nha khác nhau.

Ở tuổi vị thành niên, xương hàm và các mô bên dưới vẫn còn đang phát triển. Ở giai đoạn này, xương hàm sẽ thích ứng nhanh hơn và các răng cũng linh hoạt hơn đối với sự di chuyển. Khi trưởng thành, xương hàm đã phát triển toàn diện, quá trình niềng răng có thể phải tốn nhiều thời gian hơn.

c. Thời gian niềng răng

Thời gian niềng răng có thể khác nhau đối với mỗi người, nhưng thông thường bạn sẽ phải đeo niềng răng từ một đến ba năm. Tùy vào lứa tuổi và tình trạng răng như thế nào mà thời gian này dài hay ngắn. Nhưng nếu làm theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha một cách cẩn thận, bạn có thể đảm bảo thời gian đeo niềng răng của mình ngắn nhất có thể.

d. Tìm hiểu kỹ và lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng

Hiện nay có rất nhiều trung tâm nha khoa với đủ loại dịch vụ khác nhau, bạn cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn được nha khoa đủ uy tín, chất lượng để gửi gắm hàm răng của mình. Trước khi niềng răng, bạn có thể tìm hiểu thông tin qua những trang web uy tín, hoặc tham khảo người thân, bạn bè – những người đã từng điều trị. Điều này cực kỳ quan trọng vì cả quá trình niềng răng 1 – 3 năm bạn sẽ gắn bó với nơi này.

e. Việc niềng răng có thể gây đau

Trong những ngày đầu mới bắt đầu niềng răng, bạn có thể thấy hơi đau và không thoải mái vì chưa kịp thích nghi với dụng cụ niềng. Cảm giác đau thường là đau âm ỉ hoặc ê buốt. Nó sẽ biến mất sau một vài ngày khi bạn đã quen với dụng cụ niềng răng. Nếu cơn đau quá mạnh hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn có thể nói với bác sĩ điều trị để được tư vấn và kê thuốc giảm đau.

f. Niềng răng có thể thất bại

Cũng giống như bất kỳ một phương pháp điều trị nào khác, niềng răng cũng có thể thất bại. Đôi khi bác sĩ chỉnh nha của bạn chỉ có thể nhận ra điều đó khi đã bắt đầu tiến hành niềng răng và quá trình niềng răng của bạn có thể sẽ phải kéo dài thêm vài tháng. Nhưng không cần quá lo lắng, mọi chuyện rồi cũng ổn vì điều trị sẽ được chỉnh sửa để bạn có một hàm răng đẹp khi kết thúc liệu trình.

3. Những lưu ý sau khi niềng răng là gì?

Không phải cứ niềng răng là bạn sẽ có một hàm răng đẹp, đây là một quá trình cần có sự phối hợp của cả bác sĩ và người bệnh. Trong và sau khi niềng răng, bạn cần lưu ý những điều sau để có thể đạt được kết quả tốt nhất:

a. Chế độ dinh dưỡng sau khi niềng răng

Chế độ dinh dưỡng sau niềng răng

Những ngày đầu sau khi niềng răng, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn mềm như cơm mềm, súp hoặc cũng có thể ăn cháo để giảm tác động lên răng. Lúc này răng vừa mới bị siết lại còn đau nhức chưa kịp thích nghi với dụng cụ niềng răng. Sau một thời gian, khi đã quen dần, bạn có thể ăn lại những món ăn yêu thích nhưng nên hạn chế thực phẩm dai cứng, khó ăn.

b. Vệ sinh khi niềng răng

Sau khi niềng răng xong, vấn đề vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn nhưng điều này lại vô cùng quan trọng. Thức ăn dễ bị kẹt lại tại các mắc cài và dây cung, nếu không vệ sinh đúng cách, sâu răng rất dễ xảy ra. Chỉ nha khoa sẽ giúp bạn làm sạch kẽ răng và những vị trí bàn chải dễ bỏ sót. Hãy dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và dùng bàn chải nhỏ để làm sạch xung quanh mắc cài và dây cung.

c. Tuân thủ dặn dò của bác sĩ

Trong suốt quá trình niềng răng, sẽ có những lúc bác sĩ cần sự hỗ trợ của bạn như thực hiện đeo thun tại nhà hoặc một số thao tác khác. Bạn cần tuân thủ nghiêm túc dặn dò của bác sĩ để quá trình niềng răng đạt được hiệu quả mong muốn tốt nhất. Việc này không chỉ quan trọng trong mà ngay cả sau khi niềng răng.

d. Thăm khám thường xuyên sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng, sự đàn hồi của nướu sẽ khiến răng của bạn vẫn có xu hướng chạy về vị trí cũ, vì vậy việc tái khám thường xuyên để đánh giá là vô cùng cần thiết. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị bạn đeo thêm dụng cụ hỗ trợ để giúp cố định răng ở vị trí mới cho đến khi ổn định.

e. Các biến chứng có thể gặp sau khi niềng răng

Hai biến chứng phổ biến nhất có thể xuất hiện sau khi tháo niềng răng là tụt nướu và các vấn đề về hàm như rối loạn khớp thái dương hàm. Tình trạng tụt nướu xảy ra khi mô xung quanh răng bị mòn đi hoặc bị đẩy ra sau trong quá trình niềng răng. Người bệnh cũng có thể cảm thấy kích thích hoặc khó khai khi khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng. Khi có bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.

Tóm lại, niềng răng là một quá trình lâu dài mà bạn sẽ phải đi cùng nó trong một vài năm. Những lưu ý trước và sau khi niềng răng dù nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của liệu trình này. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về niềng răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/07/2021 - Cập nhật 12/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật trung gian, các nha sĩ gắn các khí cụ trực tiếp lên răng tạo thành một vòng cung có tác dụng co kéo để đưa răng về vị trí tiêu...

12/07/2021

674 Lượt xem

6 Phút đọc

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại vẻ đẹp hàm răng cũng như khuôn mặt cho những ai đang thiếu tự tin với nụ cười của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người ...

12/07/2021

547 Lượt xem

6 Phút đọc

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

Không thể phủ nhận những lợi thế mà ngoại hình mang lại. Chính vì lý do đó, ai ai cũng đua nhau “nâng cấp” bản nhân, một trong số phương pháp thẩm mỹ an toàn...

12/07/2021

631 Lượt xem

5 Phút đọc

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao vì thế nhu cầu thẩm mỹ cũng càng được xem trọng. Một hàm răng đều và đẹp là yếu tố “mang tính ...

12/07/2021

574 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG