Nội dung chính
  • 1. Tôi đang đang có thai hoặc mới có thai mà nhiễm Covid-19 thì có sao không?
  • 2. Tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 khi đang có thai không? Nếu tiêm thì nên tiêm loại vaccine nào? Và tiêm ở đâu?
  • 3. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 tôi phát hiện mình có thai sớm tôi phải làm gì, có phải đình chỉ thai nghén không?
  • 4. Tôi đã tiêm vaccine Covid-19, việc khám thai có thay đổi gì không?
  • 5. Tôi đang cho con bú tiêm được vaccine Covid-19 không? Sau khi tiêm có cần ngưng cho con bú không?
  • 6. Sau khi tôi tiêm vacine Covid-19 thì có bị mắc Covid-19 và có khả năng lây cho người khác không?
  • 7. Tôi đang muốn có thai tiêm được không?
  • 8. Mẹ bầu và cho con bú tiêm vaccine xong cần theo dõi gì?
  • 9. Tôi có thể tiêm cùng lúc vaccine uốn ván với vaccine Covid-19 được không?
  • 10. Giai đoạn này, dù đang muốn có con, tôi có nên trì hoãn không?
Nội dung chính
  • 1. Tôi đang đang có thai hoặc mới có thai mà nhiễm Covid-19 thì có sao không?
  • 2. Tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 khi đang có thai không? Nếu tiêm thì nên tiêm loại vaccine nào? Và tiêm ở đâu?
  • 3. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 tôi phát hiện mình có thai sớm tôi phải làm gì, có phải đình chỉ thai nghén không?
  • 4. Tôi đã tiêm vaccine Covid-19, việc khám thai có thay đổi gì không?
  • 5. Tôi đang cho con bú tiêm được vaccine Covid-19 không? Sau khi tiêm có cần ngưng cho con bú không?
  • 6. Sau khi tôi tiêm vacine Covid-19 thì có bị mắc Covid-19 và có khả năng lây cho người khác không?
  • 7. Tôi đang muốn có thai tiêm được không?
  • 8. Mẹ bầu và cho con bú tiêm vaccine xong cần theo dõi gì?
  • 9. Tôi có thể tiêm cùng lúc vaccine uốn ván với vaccine Covid-19 được không?
  • 10. Giai đoạn này, dù đang muốn có con, tôi có nên trì hoãn không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những thắc mắc thường gặp của thai phụ về Covid-19

Tham vấn y khoa:
BSDương Thị Hạnh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên Khoa Đa Khoa,Chuyên khoa Phụ khoa
Hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp làm ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cuộc sống sinh hoạt đảo lộn, đặc biệt với thai phụ. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp của thai phụ. Mong sao khi đọc xong các câu trả lời, những thai phụ bớt lo lắng, yên tâm mang thai trong thời kì Covid-19.
Nội dung chính
  • 1. Tôi đang đang có thai hoặc mới có thai mà nhiễm Covid-19 thì có sao không?
  • 2. Tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 khi đang có thai không? Nếu tiêm thì nên tiêm loại vaccine nào? Và tiêm ở đâu?
  • 3. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 tôi phát hiện mình có thai sớm tôi phải làm gì, có phải đình chỉ thai nghén không?
  • 4. Tôi đã tiêm vaccine Covid-19, việc khám thai có thay đổi gì không?
  • 5. Tôi đang cho con bú tiêm được vaccine Covid-19 không? Sau khi tiêm có cần ngưng cho con bú không?
  • 6. Sau khi tôi tiêm vacine Covid-19 thì có bị mắc Covid-19 và có khả năng lây cho người khác không?
  • 7. Tôi đang muốn có thai tiêm được không?
  • 8. Mẹ bầu và cho con bú tiêm vaccine xong cần theo dõi gì?
  • 9. Tôi có thể tiêm cùng lúc vaccine uốn ván với vaccine Covid-19 được không?
  • 10. Giai đoạn này, dù đang muốn có con, tôi có nên trì hoãn không?

1. Tôi đang đang có thai hoặc mới có thai mà nhiễm Covid-19 thì có sao không?

Khi có thai mà nhiễm Covid-19 có triệu chứng, nguy cơ mắc bệnh nặng sẽ cao hơn so với không có thai, nguy cơ cần chăm sóc tích cực, thở máy cũng nhiều hơn, nhưng tỷ lệ này cũng thấp. Trường hợp nếu mắc đái tháo đường thai kì, béo phì, nguy cơ bệnh nặng cũng cao hơn. Do đó cần kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết tốt, tuân thủ quy tắc 5K của bộ Y tế, chấp hành tốt các biện pháp chống dịch của Chính phủ.

Khi bạn có thai mà phát hiện mắc Covid-19 đầu tiên cần bình tĩnh, bạn cần liên hệ ngay nhân viên y tế địa phương để họ hộ trợ cho bạn sớm nhất. 

2. Tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 khi đang có thai không? Nếu tiêm thì nên tiêm loại vaccine nào? Và tiêm ở đâu?

Rất nên, vaccine bảo vệ mẹ và thai nhi. Vaccine ngăn nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong nếu nhiễm. Đến nay chưa thấy vaccine có gây hại cho thai. Sau khi tiêm vaccine, cơ thể người mẹ sẽ sinh kháng thể, kháng thể qua được nhau thai, bảo vệ thai nhi. 

Tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 khi đang có thai không? Nếu tiêm thì nên tiêm loại vaccine nào? Và tiêm ở đâu?

Theo thông tin mới nhất, ngày 10/08, bộ Y tế Việt nam cho phép tiêm vaccine Covid-19 khi thai trên 13 tuần. Tiêm vaccine nào cũng được trừ vaccine Spunik V, do chưa có dữ liệu an toàn trên thai.

Vì hiện tại để tiếp cận được nguồn vaccine đang rất khó khăn mặc dù Chính phủ đang rất cố gắng cung cấp được nhiều nguồn vaccine.  Do vậy một khi bạn tiếp cận được nguồn vaccine thì nên tiêm ngay và nên tiêm ở cơ sở có cấp cứu sản phụ khoa hoặc các bệnh viện Sản phụ khoa được Bộ y tế cấp phép tiêm chủng vaccine Covid 19 như bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương tp HCM, bệnh viện Mỹ Đức, bệnh viện Phụ sản Hà Nội... 

3. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 tôi phát hiện mình có thai sớm tôi phải làm gì, có phải đình chỉ thai nghén không?

Theo những dữ liệu báo cáo của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kì), ở những đối tượng phát hiện có thai sau khi tiêm vaccine Covid-19, người ta ghi nhận không thấy các tác động bất lợi nào trên thai kì hay tỉ lệ các biến cố bất lợi như dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, thai chậm phát triển, sinh non…tương đương với các tỉ lệ nền trong dân số chung.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19 tôi phát hiện mình có thai sớm tôi phải làm gì, có phải đình chỉ thai nghén không?

Do đó, có thể nói tiêm vaccine không làm tăng nguy cơ dị tật hay làm tăng các biến cố bất lợi trong thai kì. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng, yên tâm dưỡng thai, khám thai định kì theo kế hoạch.

4. Tôi đã tiêm vaccine Covid-19, việc khám thai có thay đổi gì không?

Bạn vẫn khám, vẫn thực hiện các xét nghiệm, tiêm ngừa các bệnh khác như một thai phụ bình thường. Có thể sẽ tinh giản số lần khám thai, kết hợp các lần thăm khám để thực hiện các điều cần thiết của việc khám thai. Nên hỏi bác sĩ đang khám và theo dõi, đừng tự ý bỏ khám.

5. Tôi đang cho con bú tiêm được vaccine Covid-19 không? Sau khi tiêm có cần ngưng cho con bú không?

Phụ nữ đang cho con bú tiêm được vaccine Covid-19. Bạn nên tiêm sớm nhất có thể khi tiếp cận được nguồn vaccine. Tiêm xong cho con bú bình thường, không cần ngưng bú. 

Gọi đến tổng đài 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đăng ký khám bệnh ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương hoặc đăng ký xét nghiệm Covid-19.

6. Sau khi tôi tiêm vacine Covid-19 thì có bị mắc Covid-19 và có khả năng lây cho người khác không?

Tiêm vacine xong vẫn có khả năng mắc Covid-19 nhưng tránh được tình trạng bệnh diễn tiến nặng và tử vong

Tiêm vacine xong mà bản thân mắc Covid-19 vẫn có khả năng lây cho người khác. Nên cần tuần thủ nghiêm ngặt quy tắc 5K

7. Tôi đang muốn có thai tiêm được không?

Được bạn nhé! Hiện tại theo tất cả các nghiên cứu đều chưa có bằng chứng cho thấy vaccine ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu sau khi tiêm mũi 1, phát hiện có thai, bạn không cần ngừng tiêm, bạn tiêm tiếp luôn mũi 2 cho đủ liều để có hiệu quả bảo vệ cao nhất.

8. Mẹ bầu và cho con bú tiêm vaccine xong cần theo dõi gì?

Sau khi tiêm về có thể hơi mệt (sốt, đau cơ, nhức mỏi, mệt như bị cảm…) là bình thường, vài ngày sẽ hết. Nếu sốt trên 38.5℃ thì uống một trong các loại hạ sốt Paracetamol, Panadol hoặc Efferalgan (loại nào cũng vậy), các thuốc đều không ảnh hưởng đến thai nhi, uống đúng theo liều hướng dẫn. Kết hợp bổ sung thêm điện giải, uống nhiều nước, nghỉ ngơi ăn uống đầy đủ. Trường hợp không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt trên 39℃ bạn cần đi khám ngay.

Mẹ bầu và cho con bú tiêm vaccine xong cần theo dõi gì?

Tóm lại, khi bạn đến các địa điểm tiêm chủng đều có hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu cần theo dõi, cần đi khám, không cần lo lắng quá.

9. Tôi có thể tiêm cùng lúc vaccine uốn ván với vaccine Covid-19 được không?

Theo khuyến cáo của hiệp hội Sản phụ khoa Hoa kì các mũi tiêm vaccine khác nhau không cần phải cách nhau ra, có thể tiêm liên tục, tiêm trong ngày. Tuy nhiên, để thận trọng bạn nên tiêm các mũi cách nhau ít nhất 14 ngày.

10. Giai đoạn này, dù đang muốn có con, tôi có nên trì hoãn không?

Cái này tùy nguyện vọng mỗi cá nhân, gia đình hai vợ chồng nên thảo luận. Dịch bệnh không biết đến khi nào nhưng tuổi tác không có đợi ai cả, vì vậy cân nhắc hoàn cảnh, kinh tế và nguyện vọng gia đình rồi quyết định. Em bé cũng có thể là niềm vui trong giai đoạn khó khăn này, nếu mình chuẩn bị tốt.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/08/2021 - Cập nhật 18/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

720 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1115 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1170 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1341 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG