Viêm đại tràng và bệnh đại tràng co thắt đều có những triệu chứng chung là đau bụng, đi ngoài… nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này, dẫn tới việc điều trị không đúng cách. Vậy phân biệt hai căn bệnh này như thế nào? Phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh ra sao?
1. Bệnh lý viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng và đại tràng co thắt
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, sinh hoạt không điều độ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…
2. Bệnh lý đại tràng co thắt là gì?
Đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng chức năng… Đây là một rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh không gây tổn thương thực thể về giải phẫu, tổ chức học cũng như sinh hoá ở ruột, không gây tổn thương niêm mạc đại tràng.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt và do vi khuẩn trú ngụ trong ruột gây viêm ruột.
3. Điểm giống như giữa viêm đại tràng và đại tràng co thắt
Về cơ bản, bệnh viêm đại tràng và đại tràng co thắt đều là bệnh lý đường tiêu hoá. Do đó, chúng biểu hiện các triệu chứng giống nhau trên đường tiêu hoá như:
- Có những cơn đau bụng, đau quặn bụng và buồn đi ngoài.
- Sôi bụng.
- Đầy bụng, chướng hơi, khó chịu.
- Người bệnh tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ các đợt tiêu chảy và táo bón.
- Cơn đau giảm đi sau khi đi ngoài.
- Đi không hết phân.
Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên hãy liên hệ ngay tới Hotline của IVIE - Bác sĩ ơi để nhận được hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa:
1900 3367
-jpg_b0bfb0bc_8708_425b_9d20_e6284c7af686.png)
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng và đại tràng co thắt
4. Phân biệt bệnh đại tràng co thắt và viêm đại tràng
Mặc dù có những triệu chứng giống nhau nhưng hai bệnh lý cũng có những biểu hiện khác nhau mà bạn có thể nhận biết như:
a. Đau bụng
Bệnh đại tràng co thắt thường đau dữ dội, đau quặn, có thể đau âm ỉ nhưng không nhiều. Thỉnh thoảng có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng.
Còn bệnh viêm đại tràng thường biểu hiện đau âm ỉ, đau thường cố định một chỗ ở hố chậu trái hoặc phải. Người bệnh có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi đại tiện ngay lập tức.
b. Đi ngoài
Người bị hội chứng ruột kích thích đi ngoài có thể táo và lỏng hoặc hỗn hợp kiểu đầu rắn đuôi nát, đi ngoài phân thường nhỏ dẹt như phân mèo. Khi đi ngoài xong vẫn có cảm giác muốn đi tiếp, hay ăn xong có cảm giác muốn đi đại tiện ngay. Tính chất phân thường không lẫn máu.
Ngược lại, người viêm đại tràng đi đại tiện táo hoặc lỏng, phân có mùi hôi tanh kèm chất nhầy hoặc máu. Người bệnh đi đại tiện có cảm giác đau rát hậu môn, đi ngoài xong cảm thấy dễ chịu.
c. Yếu tố thần kinh
Người bị đại tràng co thắt bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng, stress khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.
Còn trong viêm đại tràng, người bệnh ít bị tác động bởi các yếu tố thần kinh.
d. Các triệu chứng khác
Bệnh đại tràng co thắt không chỉ có triệu chứng ở hệ tiêu hoá như viêm đại tràng mà còn có một số triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp… Đây chỉ là các triệu chứng mà chúng ta có thể nhìn, cảm nhận được, với các bệnh lý về đại tràng người bệnh cần đi nội soi đại tràng để có kết luận chính xác nhất.
5. Phương pháp điều trị
Điều trị bệnh đại tràng co thắt chưa có phương pháp điều trị triệt để. Điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hoặc kiểm soát tốt tâm lý, đôi khi thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cải thiện triệu chứng như:
- Thuốc điều trị táo bón
- Thuốc cầm tiêu chảy
- Thuốc chống co thắt
- Thuốc chống trầm cảm
-jpg_b69ee270_75c5_4b4d_b394_7bc72dbadf83.png)
Điều trị viêm đại tràng và đại tràng co thắt bằng thuốc
Với bệnh lý viêm đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc trong phác đồ điều trị như:
- Thuốc chống viêm
- Thuốc điều trị táo bón
- Thuốc giảm đau và chống co thắt
- Thuốc cầm tiêu chảy
- Thuốc corticoid.
Bệnh viêm đại tràng nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính và điều trị viêm đại tràng mãn tính sẽ rất khó, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Tuỳ vào tình trạng tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc ngăn ngừa và điều trị biến chứng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn phân biệt rõ ràng 2 bệnh lý viêm đại tràng và bệnh đại tràng co thắt. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, do đó bạn nên đi gặp bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường. Liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để nhận được hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.