Trong phần này sẽ đề cập đến bước quan trọng cuối cùng trước khi đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh tăng huyết áp, đó là: phân tầng nguy cơ tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp.
1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp ít khi xảy ra đơn độc. Ở người bệnh tăng huyết áp thường hay kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như rối loạn lipid máu, rối loạn đường huyết... Khi có mặt càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng xảy ra các biến cố và tử vong do tim mạch của bệnh nhân càng tăng.
Các yếu tó có thể thay đổi (hoặc không thay đổi) sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch:
a. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
- Hút thuốc lá
- Đái tháo đường
- Rối loạn lipid máu, tăng cholesterol
- Thừa cân/ Béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2)
- Ít vận động thể lực
- Chế độ ăn không có lợi cho sức khỏe (ăn mặn, ăn ít rau...)
- Tăng acid uric máu
- Tần số tim khi nghỉ > 80 nhịp/phút
b. Các yếu tố nguy cơ không thể hoặc khó thay đổi được:
- Bệnh thận mạn tính.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi).
- Tiền sử gia đình có bố/mẹ tăng huyết áp sớm.
Nếu đang có một trong những yếu tố trên đồng nghĩa với việc bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp. Hãy theo sát tình trạng sức khỏe của bản thân bằng cách thăm khám định kì tại các cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi, hiện tại IVIE - Bác sĩ ơi đang liên kết với nhiều bệnh viện lớn có hỗ trợ đặt tư vấn y tế từ xa tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Liên hệ ngay Hotline để được hỗ trợ kịp thời.
1900 3367
2. Phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA
Phân tầng nguy cơ tim mạch tổng thể (gọi tắt là phân tầng nguy cơ tim mạch) phân loại các nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính trong vòng 10 năm. Các biến cố tim mạch ở đây được xác định các biến cố xuất hiện tại tim và mạch máu của người bệnh như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Nguy cơ tim mạch được phân loại thành các mức:
- Thấp: Nguy cơ tử vong 10 năm < 1%.
- Trung bình: Nguy cơ tử vong 10 năm từ 1% tới < 5%.
- Cao: Nguy cơ tử vong 10 năm từ 5% tới < 10%.
- Rất cao: Nguy cơ tử vong 10 năm ≥ 10%
Tại hội nghị Tim mạch Châu Âu ESC diễn ra trong tháng 8/2021, các nước và khu vực, vùng địa lý trên thế giới được chia thành 4 nhóm khu vực nguy cơ tim mạch. Việt Nam nằm trong nhóm nguy cơ tim mạch cao, do đó sẽ áp dụng cách tính chỉ số SCORE theo vùng nguy cơ cao. Đây là chỉ số tính nguy cơ tử vong do nguyên nhân bệnh lý tim mạch và không do bệnh lý tim mạch của người trưởng thành trong 10 năm, dựa trên các yếu tố: tuổi, giới tính, chỉ số huyết áp, có hút thuốc lá hay không, có đái tháo đường hay không, xét nghiệm mỡ máu, biến đổi điện tâm đồ.
Đánh giá tình trạng bệnh lý chính xác cần đến chẩn đoán từ các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, là bước đầu để người bệnh xác định phương hướng điều trị, làm giảm nguy cơ trở nặng và hình thành biến chứng cho bệnh nhân.
Phân tầng nguy cơ tim mạch ở tất cả các người bệnh
Phân tầng nguy cơ tim mạch ở người bệnh tăng huyết áp theo mức huyết áp, các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích hoặc các bệnh đồng mắc đi kèm
Chú thích: THA: Tăng huyết áp, HA: Huyết áp, HATT: Huyết áp tâm thu, HATTr: Huyết áp tâm trương, YTNC: Yếu tố nguy cơ, TTCQĐ: Tổn Thương cơ quan đích
Dựa vào các tiền sử bệnh lý và yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng và thông số huyết áp, kết quả cận lâm sàng thu được của từng người bệnh tăng huyết áp, bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác người bệnh nằm ở mức nguy cơ tim mạch nào, sau đó sẽ có phác đồ điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý đồng mắc đi kèm khác cũng như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng một cách hợp lý và đúng đắn nhất, cá thể hóa từng người bệnh.
Phối hợp các yếu tố trong điều trị người bệnh tăng huyết áp
Việc phân tầng nguy cơ tim mạch vô cùng quan trọng với người có bệnh lý tăng huyết áp. Quyết định hình thành phác đồ điều trị cho bệnh nhân, từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý. IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết để bạn có thể nhận biết và phòng, chống bệnh lý tăng huyết áp cho bản thân và gia đình.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.