Nội dung chính
  • 1. Tầm quan trọng của việc phát hiện polyp đại tràng
  • 2. Phân loại polyp đại tràng 
  • 3. Yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng 
  • 4. Phòng ngừa polyp đại tràng 
Nội dung chính
  • 1. Tầm quan trọng của việc phát hiện polyp đại tràng
  • 2. Phân loại polyp đại tràng 
  • 3. Yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng 
  • 4. Phòng ngừa polyp đại tràng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

​​Polyp đại tràng có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa polyp hiệu quả?

Nhiều người bệnh khi phát hiện ra mình có polyp đại tràng thường lo lắng và có nhiều băn khoăn như: Tìm ra polyp có ý nghĩa gì? Polyp có phải ung thư không? Có cần phẫu thuật cắt bỏ polyp không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được ISOFHCARE giải đáp giúp bạn thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Tầm quan trọng của việc phát hiện polyp đại tràng
  • 2. Phân loại polyp đại tràng 
  • 3. Yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng 
  • 4. Phòng ngừa polyp đại tràng 

1. Tầm quan trọng của việc phát hiện polyp đại tràng

Polyp đại tràng không phải là u nhưng là tổn thương có hình dạng giống khối u, có cuống hoặc không có cuống. Polyp hình thành do niêm mạc đại tràng hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số polyp là lành tính nhưng một số có khả năng hóa thành ác tính (ung thư). 

Polyp đại tràng

Polyp đại tràng

Vài dạng polyp như polyp tuyến ống có tiềm năng trở thành ung thư. Trong khi các dạng khác như polyp tăng sản, polyp viêm (giả polyp) hầu như không bao giờ hoá ác tính. Phải cần nhiều năm để polyp có thể chuyển dạng thành ung thư đại tràng, nhưng nếu điều trị sớm polyp thì người bệnh có thể hạn chế được nguy cơ ung thư hoá. Đồng thời, cắt polyp giúp giảm nguy cơ tái phát, dễ điều trị và theo dõi lâu dài. 

2. Phân loại polyp đại tràng 

Polyp đại tràng được phân thành nhiều loại dựa theo kích thước, hình thể và đặc điểm giải phẫu bệnh. Cụ thể; 

a. Phân loại theo kích thước

  • Polyp nhỏ: Kích thước dưới 5mm. 
  • Polyp vừa: Kích thước từ 5 - 10mm. 
  • Polyp lớn: Kích thước trên 10mm, càng to nguy cơ ung thư càng cao. 

b. Phân loại theo hình thể

  • Polyp không cuống: Đây là dạng polyp có nguy cơ ung thư cao hơn, khó cắt bỏ hơn và nguy cơ biến chứng khi cắt cao hơn polyp có cuống. 
  • Polyp cuống: Nguy cơ ung thư thấp hơn, dễ cắt bỏ và ít biến chứng khi cắt hơn. 

c. Phân loại theo đặc điểm giải phẫu

  • Polyp tăng sản: Ở dạng này, các khối u lồi thường có kích thước nhỏ và nằm ở vị trí cuối ruột già. Polyp tăng sản ít có khả năng trở thành ác tính. Vì vậy đa phần không có gì đáng lo ngại khi gặp khối u dạng tăng sản. Một số ít trường hợp bệnh các u tăng sản lành tính được phát hiện và chẩn đoán phân biệt thông qua nội soi. Tuy nhiên, thường thì kết luận khẳng định được dựa trên kết quả kiểm tra mô bệnh học sau cắt polyp vì có độ chính xác cao. 
  • Polyp tuyến: Theo các nghiên cứu cho thấy, có hơn 2/3 dạng polyp đại trực tràng là polyp tuyến. Các khối polyp tuyến có kích thước lớn hơn so với polyp tăng sản, vì vậy chúng có khả năng tiến triển thành ác tính. Với những khối polyp kích thước trên 5mm, người bệnh nên cắt bỏ sớm để ngăn ngừa những chuyển biến xấu đến sức khoẻ. 
  • Polyp răng cưa: Polyp chứa tế bào ung thư, được gọi là polyp ác tính (polyp răng cưa). Việc điều trị tối ưu cho polyp dạng này phụ thuộc vào mức độ ung thư (khi kiểm tra bằng kính hiển vi) và các yếu tố cá nhân khác của người bệnh. 

Tìm hiểu thông tin về: Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh lý của polyp đại tràng tại đây.

3. Yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng 

Yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng

Yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng

Yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng bao gồm: 

  • Tuổi: Polyp được tìm thấy trong khoảng 15 – 20% dân số trưởng thành. Bệnh phổ biến ở nam hơn nữ, đặc biệt những người từ độ tuổi 50 trở lên. 
  • Người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng có nhiều khả năng bị polyp. Ngoài ra, người bị ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước tuổi 50 cũng có nhiều nguy cơ bị polyp. 
  • Những người hút thuốc lá và uống rượu. 
  • Những người ít tập luyện thể dục thể thao, béo phì, thừa cân. 
  • Những người có bệnh lý đường ruột, chẳng hạn viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh crohn…
  • Gia đình có tiền sử polyp hoặc ung thư thì các thành viên cũng có nguy cơ cao hơn người bình thường.
  • Người Mỹ gốc phi có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng (hiếm). 
  • Đái tháo đường không được kiểm soát tốt. 
  • Đột biến gen: Nếu cơ thể bạn có mọt trong những đột biến di truyền, bạn có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. 

Nếu bạn gặp phải một trong những yếu tố nguy cơ bị polyp đại tràng ở trên, hãy liên hệ ngay tới Hotline của IVIE - Bác sĩ ơi 1900 3367 để nhận được lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành

4. Phòng ngừa polyp đại tràng 

Phòng ngừa polyp đại tràng

Phòng ngừa polyp đại tràng

Để phòng ngừa polyp đại tràng, bạn nên chú ý các vấn đề như: 

  • Chế độ ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc, hạn chế lượng chất béo có trong khẩu phần hàng ngày. 
  • Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. 
  • Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao và kiểm soát tốt cân nặng cơ thể. 
  • Thực hiện nội soi đại trực tràng thường xuyên với những người đã phát hiện polyp tuyến. 
  • Thực hiện khám và sàng lọc polyp, ung thư đại trực tràng thường xuyên với những người trên 50 tuổi, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ cao. 

Polyp có thể có ở bất cứ ai, nam hay nữ thuộc mọi chủng tộc. Vì vậy, chủ động phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh lý là cách tốt nhất để hạn chế biến chứng và nguy cơ ung thư hoá. Hãy kiểm tra bằng phương pháp nội soi đại tràng để xác định chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc đặt lịch khám bác sĩ, các cơ sở chuyên khoa Tiêu hoá, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/06/2022 - Cập nhật 22/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Khám trào ngược dạ dày ở đâu? là thắc mắc của rất nhiều...

Icon thời gian
24/10/2023
2940 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc
Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Nhận biết bệnh crohn ở giai đoạn sớm vô cùng quan trọng. Vì nó giúp làm giảm tỷ lệ ung thư hóa và các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh...

Icon thời gian
05/07/2022
1166 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Không chữa trị kịp thời và đúng cách, điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ trở nên trầm trọng. Đặc biệt, thái độ chủ quan ...

Icon thời gian
04/07/2022
986 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng. Khi những túi này bị viêm hay nhiễm trùng thì gọi là viêm túi thừa đại tràng. Vậy làm thế nào để chẩn...

Icon thời gian
04/07/2022
1140 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG