Suy giãn tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới và vai trò của Siêu âm doppler mạch máu chi dưới trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch,...Cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé
1. Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch (còn được gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới) ngày càng phổ biến và tỷ lệ mắc ngày tăng cao.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Vấn đề này gây ra tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra. Nguyên tắc điều trị, bệnh lý cần phát hiện sớm, điều trị sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.
Siêu âm doppler mạch máu chi dưới có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý này.
2. Các triệu chứng thường gặp bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm:

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- Đau chân, nặng chân, mỏi chân khi đứng lâu hay ngồi nhiều.
- Phù chân: Thường thấy ở bàn chân (ấn lõm dưới mặt da ở mu chân); một số trường hợp phù kín đáo.
- Người bệnh thấy chuột rút, cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân.
- Gân xanh: tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ hoặc nổi to ngoằn ngoèo như con giun dưới da.
Theo phân chia theo CAEP, trong đó giai đoạn tiến triển bệnh và mức độ nặng trên lâm sàng được phân thành C1-C6 như sau:
- C1: Giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới
- C2: Giãn tĩnh mạch lớn dưới da >3mm
- C3: Phù
- C4: Biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm)
- C5: Loét có thể lành
- C6: Loét không lành
3. Vai trò của siêu âm doppler trong suy giãn tĩnh mạch
Siêu âm Doppler mạch máu chi dưới là kỹ thuật dùng hiệu ứng Doppler tạo ra các hình ảnh chuyển động của mạch máu, từ đó đánh giá được tình trạng mạch máu (động mạch, tĩnh mạch). Từ đó hỗ trợ hữu ích bác sĩ chẩn đoán bệnh lý này.
Siêu âm doppler mạch máu chi dưới được thực hiện như sau:
Sử dụng đầu dò linear (đầu dò phẳng) có tần số 5-7 MHz. Kiểm tra hệ thống động mạch, tĩnh mạch của chi dưới. Người bệnh nằm tư thế đứng, một chân trụ và chân kia tư thế thả lỏng, xoay ngoài để bộc lộ rõ hệ thống động mạch, tĩnh mạch của chi dưới. Bệnh nhân hít sâu, thở đều và rặn mạnh thực hiện nghiệm pháp Valsalva, kết hợp thêm nghiệm pháp bóp cơ.
Bác sĩ thực hiện đo thời gian phụt ngược tĩnh mạch. Bệnh nhân đứng là tư thế chuẩn để siêu âm trong suy giãn tĩnh mạch chi dưới, có thể phát hiện,kể cả những trường hợp suy giãn tĩnh mạch kín đáo. Một số trường hợp bệnh nhân không thể đứng, thì cho bệnh nhân nằm ngửa, bộc lộ rõ hệ thống động, tĩnh mạch chi dưới.

Đứng là tư thế chuẩn để siêu âm trong suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bình thường, thời gian dòng trào ngược tĩnh mạch sẽ <500ms. Trong bệnh lý suy van tĩnh mạch khi siêu âm Doppler xung thì thời gian dòng trào ngược sẽ >500ms, Một số trường hợp chẩn đoán rõ ràng suy tĩnh mạch khi chưa cần thực hiện các nghiệm pháp rặn trên siêu âm Doppler màu, Doppler xung thì phát hiện có dòng trào ngược tự nhiên.
Siêu âm mạch máu chi dưới giúp chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhanh chóng, hiệu quả cao,giá thành rẻ, hỗ trợ đắc lực cho lâm sàng.
Khi gặp các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch người bệnh cần đến khám chuyên khoa ngoại mạch máu hoặc khoa ngoại tim mạch - mạch máu để được bác sĩ chẩn đoán, thực hiện cận lâm sàng và được điều trị sớm giảm nguy cơ biến chứng về sau. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.