Sốt 40 độ ở người lớn là một tình trạng nguy hiểm, xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau. Sốt cao trong thời gian dài có thể để lại nhiều biến chứng đối với sức khỏe người bệnh, vì vậy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây các cách xử lý khi bị sốt trên 39 độ được các chuyên gia y tế khuyên thực hiện giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Sốt 40 độ ở người lớn có nguy hiểm không?
Tình trạng sốt ở người bệnh thường được chia thành 3 cấp độ: sốt nhẹ, sốt ở mức trung bình và sốt cao. Sốt 40 độ được coi là sốt cao và bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng bởi lúc này, cơ thể có nguy cơ mất nước, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể như phổi, gan, thận,...
Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao trên 39,5 độ C kéo dài quá 24 giờ mà không có dấu hiệu suy giảm, kèm theo đó là một số triệu chứng nguy hiểm như: khó thở, đau đầu dữ dội, lú lẫn, chóng mặt, nôn mửa,...cần ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất vì rất có thể cơn sốt cao đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Sốt cao trên 39,5 độ C là tình trạng đặc biệt nguy hiểm
Tìm hiểu thêm: Người lớn sốt 3 ngày không khỏi phải làm sao?
Sốt 40 độ ở người lớn cần phải làm sao?
Sốt 40 độ ở người lớn là một tình trạng gây tác hại vô cùng lớn, tuy nhiên không phải ai cũng biết xử lý đúng cách. Theo các chuyên gia y tế, có một số cách hiệu quả giúp bệnh nhân dứt điểm cơn sốt có thể kể đến như:
-
Sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng, giữa hai lần uống cần cách nhau tối thiểu 4 - 6 tiếng.
-
Uống nhiều nước để bổ sung nước và khoáng chất, tăng khả năng hồi phục.
-
Bổ sung dưỡng chất bằng chế độ ăn uống hợp lý cùng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt giàu vitamin C như cam, bưởi,...giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-
Cho người bệnh nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, mặc áo mỏng để dễ thoát nhiệt.
-
Đi khám trong trường hợp bệnh nhân sốt kéo dài kèm theo co giật, nôn mửa, lú lẫn,...để được điều trị kịp thời.

Cần đi khám ngay nếu bệnh nhân bị sốt kèm nôn mửa, chóng mặt, co giật,...
Tìm hiểu thêm: Sốt không rõ nguyên nhân ở người lớn có nguy hiểm không?
Những điều không nên làm khi bị sốt cao
Bên cạnh những phương pháp cần thực hiện để giúp người bệnh vượt qua cơn sốt, một số điều đặc biệt không nên thực hiện nếu không muốn tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng:
-
Không đắp chăn ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo, điều này khiến cơ thể không thoát được nhiệt và mồ hôi.
-
Không kết hợp các loại phương pháp hạ sốt cùng lúc vì sẽ khiến cơ thể hạ nhiệt đột ngột.
-
Cuối cùng, không nên chườm lạnh vì hành động này sẽ làm co mạch máu đột ngột, tăng nguy cơ đột quỵ.

Không được sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc vì có thể gây sốc phản vệ
Trên đây là một số hành động nên và không nên thực hiện khi người lớn bị sốt cao 40 độ. Hiểu biết rõ về mức độ nguy hiểm của sốt cao và những phương pháp xử lý sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn và gia đình, tránh xảy ra những nguy cơ đáng tiếc.
Ngoài ra, để tư vấn với bác sĩ, chuyên gia y tế, bạn đặt lịch qua tổng đài IVIE - Bác sĩ ơi 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.