Sọ não là cơ quan gặp nhiều câu hỏi về lâm sàng. Triệu chứng đơn giản đau đầu cơ năng đến các bệnh lý phức tạp như u não, chấn thương sọ não. Hai kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh khá phổ biến là CT và MRI sọ não. Bài viết này bác sĩ trình bày sự khác nhau và vai trò bổ sung cho nhau ở 2 phương pháp này.
1. CT Sọ não
Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) là kĩ thuật sử dụng tia X cắt cơ thể ra từng lát và dùng hệ thống vi tính xử lý, tạo nên các hình ảnh. Ưu điểm: thực hiện nhanh, chi phí không quá cao, xử lý tốt trong trường hợp bệnh nhân cấp cứu. Nhược điểm: nhiễm xạ, không ưu thế đánh giá tổn thương phần mềm.

Đối với CT sọ não, các lát cắt song song từ đường lỗ tai, đuôi mắt và liên tiếp lên tới đỉnh sọ. Phim bao gồm 2 cửa sổ: cửa sổ nhu mô não, cửa sổ xương. Chỉ định CT sọ não trong các trường hợp:
- Chấn thương sọ não
- Theo dõi chấn thương sọ não
- Nghi ngờ u não
- Viêm não, áp xe não, lao màng não
- Dị dạng mạch máu não
- Động kinh
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám chủ động hơn
2. MRI sọ não
Chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic resonance Imaging) dựa trên nguyên lý cộng hưởng từ hạt nhân, không sử dụng tia X. Ưu điểm: an toàn, không nhiễm xạ, ưu thế đánh giá phần mềm, dây chằng.

Hình ảnh MRI giá trị chẩn đoán bệnh lý cao, giúp tái tạo 3D, và đánh giá hình ảnh phần mềm tốt. Nhược điểm: Thời gian chụp lâu, ít sử dụng trong cấp cứu, một số bệnh nhân mắc hội chứng sợ không chụp được. Đối với chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện sớm nhồi máu não, các tổn thương ở hố sau. Chỉ định MRI sọ não:
- Tai biến mạch máu não
- U thần kinh sọ não, động kinh, bệnh chất trắng, viêm não- màng não, các dị tật bẩm sinh, các bệnh liên quan mạch máu não
- Chấn thương sọ não
3. Phân tích sự cần thiết của chỉ định giữa CT và MRI sọ não trong trường hợp cụ thể
Đối với các triệu chứng hay gặp như đau đầu, chóng mặt. bệnh nhân thường yêu cầu cho chụp CLVT sọ não để kiểm tra. Theo khuyến cáo của hiệp hội Đau Đầu mỹ, không nên chụp thường quy với các nguyên nhân đau đầu do căng thẳng. Các trường hợp này làm tăng mức độ nhiễm xạ không cần thiết cho bệnh nhân trong khi kết quả CT sọ não bình thường.
Một số trường hợp lo sợ bản thân mắc bệnh ví dụ u não. Kỹ thuật CLVT dùng để chụp sàng lọc. Người bệnh uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Nếu bệnh không đỡ, có các dấu hiệu thần kinh, bác sĩ mới có chỉ định chụp CLVT sọ não hoặc MRI sọ não để tìm nguyên nhân.

Trong chấn thương sọ não, CLVT sọ não chẩn đoán tốt với các tổn thương cấp tính (như tụ máu nội sọ, dập não, gãy xương sọ, phù não…). Thời gian khảo sát ngắn, giá thành rẻ, chụp nhanh, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Cộng hưởng từ ít khi dùng trong giai đoạn này. Hình ảnh máu tụ trên cộng hưởng từ khó đánh giá hơn so với CT sọ não. Cộng hưởng từ thường được các bác sĩ chỉ định sau giai đoạn cấp, khi có các khiếm khuyết thần kinh không giải thích được trên CLVT để xác định tổn thương sợi trục thần kinh và các đụng dập nhu mô não nhỏ.
Trong bệnh lý tai biến mạch máu não, chụp cắt lớp vi tính không thuốc cản quang nhằm loại trừ xuất huyết não. Ưu điểm của cộng hưởng từ là phát hiện sớm các tổn thương nhồi máu não. Từ đó có thể can thiệp thời gian vàng với các thuốc tiêu sợi huyết, đạt hiệu quả tối đa điều trị.
Cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ đều có một số chống chỉ định. Vì vậy 2 phương pháp này bổ sung cho nhau. MRI an toàn không sử tia X, được ưu tiên đối tượng bà bầu và trẻ em. Một số trường hợp dị ứng thuốc cản quang, bắt buộc chỉ định MRI sọ não. Ở các bệnh nhân có máy tạo nhịp tim, van tim bằng kim loại thế hệ cũ, lưới lọc tĩnh mạch chủ mới đặt, mảnh sắt trong hốc mắt thì cần chỉ định chụp CLVT, chống chỉ định chụp MRI.
Hai phương pháp này hiện đại, có những ưu nhược điểm riêng, cùng bổ sung hoàn thiện cho nhau tạo hiệu quả cao trong chẩn đoán, điều trị.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.