Nội dung chính
  • 1. Tác dụng của vitamin D đối với cơ thể và thai kỳ
  • 2. Hậu quả và biểu hiện khi thiếu hụt vitamin D
  • 3. Hàm lượng vitamin D được khuyến cáo tiêu thụ hằng ngày ở phụ nữ có thai
  • 4. Làm sao để bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể?
Nội dung chính
  • 1. Tác dụng của vitamin D đối với cơ thể và thai kỳ
  • 2. Hậu quả và biểu hiện khi thiếu hụt vitamin D
  • 3. Hàm lượng vitamin D được khuyến cáo tiêu thụ hằng ngày ở phụ nữ có thai
  • 4. Làm sao để bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tầm quan trọng của Vitamin D đối với phụ nữ mang thai

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phát triển hệ cơ xương và răng của thai nhi, ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển nói chung của thai nhi. Tuy nhiên,  phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng liều cao, vậy hàm lượng vitamin D được khuyến cáo tiêu thụ là bao nhiêu?
Nội dung chính
  • 1. Tác dụng của vitamin D đối với cơ thể và thai kỳ
  • 2. Hậu quả và biểu hiện khi thiếu hụt vitamin D
  • 3. Hàm lượng vitamin D được khuyến cáo tiêu thụ hằng ngày ở phụ nữ có thai
  • 4. Làm sao để bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể?

1. Tác dụng của vitamin D đối với cơ thể và thai kỳ

Vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu giúp hấp thụ Canxi và Phospho, đây là 2 thành phần tối quan trọng để giúp hình thành hệ xương răng chắc khỏe.

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin D giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, phòng chống bệnh tim mạch, các bệnh tự miễn, cảm cúm, đái tháo đường và trầm cảm, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và giảm các quá trình viêm nhiễm.

Bổ sung vitamin D đầy đủ đóng vai trò trong hỗ trợ khả năng mang thai cho người phụ nữ.

Đối với phụ nữ mang thai, Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phát triển hệ cơ xương và răng của thai nhi, ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển nói chung của thai nhi. Bổ sung vitamin D giúp giảm các kết cục xấu trong thai kỳ như cân nặng thai thấp, tiền sản giật và tử vong sơ sinh, giảm khò khè hen suyễn ở trẻ sơ sinh.

Vitamin D có tác dụng đối với cơ thể và thai kỳ

Vitamin D có tác dụng đối với cơ thể và thai kỳ

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin D quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và chức năng sinh lý, thậm chí giúp giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ.

Khi các dấu hiệu trên xuất hiện thì tình trạng thiếu máu của các sản phụ đã trở nên nặng hơn. Vì vậy, các sản phụ nên xét nghiệm máu khi đi khám thai định kỳ tại  chuyên khoa sản phụ khoa ngay để tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.

2. Hậu quả và biểu hiện khi thiếu hụt vitamin D

Đặc biệt ở phụ nữ có thai, tình trạng thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ. Hơn thế nữa tình trạng thiếu hụt vitamin D thường liên quan đến tình trạng hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp ở trẻ sau sinh, các tình trạng chàm, bệnh tự miễn ở trẻ sơ sinh.

Đối với người mẹ, tình trạng thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Biểu hiện khi thiếu hụt vitamin D chủ yếu bao gồm các triệu chứng như yếu, đau xương, dễ gãy xương, nhức mỏi cơ hoặc đau cơ, mệt mỏi hoặc trầm cảm.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!

1900 3367

Tình trạng thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ

Tình trạng thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ

3. Hàm lượng vitamin D được khuyến cáo tiêu thụ hằng ngày ở phụ nữ có thai

Hàm lượng Vitamin D được khuyến cáo hấp thụ hằng ngày từ 400-800 IU/ ngày cho phụ nữ có thai. Khi xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin D, hàm lượng vitamin D có thể từ 1000-200 IU/ ngày.

Liều tối đa có thể sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai là 4000 IU/ ngày, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng liều cao hơn liều này để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

4. Làm sao để bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể?

Vitamin D trong cơ thể tồn tại dưới 2 dạng vitamin D3 và vitamin D2. 

Vitamin D3 được tổng hợp bằng các chất ở dưới da từ tia UVB khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc từ chế độ ăn giàu các thực phẩm từ động vật như chất béo cá, dần gan cá lòng đỏ trứng...  

Vitamin D2 được hấp thụ từ nấm

Như vậy có 2 cách để bổ sung vitamin D

  • Bổ sung vitamin D thông qua tăng việc tiếp xúc với ánh nắng. Cách tắm nắng như sau:

Bạn hãy mặc đồ ngắn để hở tối đa diện tích vùng da có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cố gắng không bôi kem chống nắng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 10-30 phút, khoảng 3 lần/ 1 tuần. Lựa chọn thời điểm tắm nắng phù hợp trong ngày như sáng sớm hoặc cuối buổi chiều, tránh trưa nắng để phòng bỏng rát da.

Bổ sung vitamin D thông qua tăng việc tiếp xúc với ánh nắng

Bổ sung vitamin D thông qua tăng việc tiếp xúc với ánh nắng

  • Bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn gồm các thực phẩm như: dầu cá, các loại cá như cá hồi, cá ngừ, tôm, trứng, thịt đỏ, nấm, các loại sữa.

Vitamin D là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với người trưởng thành nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Người phụ nữ mang thai cần có các hiểu biết về chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo không thiếu hụt vitamin D nhằm đảm bảo cho thai kỳ và trẻ sinh ra được khỏe mạnh.

Nhận tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa online từ IVIE - Bác sĩ ơi hoặc gọi đến tổng đài để đặt lịch khám tại các bệnh viện, phòng khám hàng đầu.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/11/2022 - Cập nhật 26/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

18/04/2024

5 Lượt xem

10 Phút đọc

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

130 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

102 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

85 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG