Nội dung chính
  • 1. Tiêm vaccine HPV có tác dụng gì?
  • 2. Vaccine HPV dành cho ai và nên tiêm khi nào?
  • 3. Ai không nên chủng ngừa HPV?
  • 4. Tiêm vaccine HPV có lợi ích gì nếu bạn đã quan hệ tình dục?
  • 5. Vaccine HPV có mang lại bất kỳ rủi ro hoặc tác dụng phụ nào đối với sức khỏe không?
  • 6. Những phụ nữ đã chủng ngừa HPV có cần phải làm xét nghiệm Pap không?
  • 7. Bạn có thể làm gì để bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung nếu bạn không ở trong độ tuổi được đề nghị chủng ngừa?
Nội dung chính
  • 1. Tiêm vaccine HPV có tác dụng gì?
  • 2. Vaccine HPV dành cho ai và nên tiêm khi nào?
  • 3. Ai không nên chủng ngừa HPV?
  • 4. Tiêm vaccine HPV có lợi ích gì nếu bạn đã quan hệ tình dục?
  • 5. Vaccine HPV có mang lại bất kỳ rủi ro hoặc tác dụng phụ nào đối với sức khỏe không?
  • 6. Những phụ nữ đã chủng ngừa HPV có cần phải làm xét nghiệm Pap không?
  • 7. Bạn có thể làm gì để bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung nếu bạn không ở trong độ tuổi được đề nghị chủng ngừa?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tiêm vaccine HPV phòng ung thư cổ tử cung

Tham vấn y khoa:
BSDương Thị Hạnh
Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên Khoa Đa Khoa
Hầu hết bệnh ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến virus HPV - một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vaccine HPV có thể làm giảm tác động của ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác do virus HPV gây nên. Tìm hiểu cùng IVIE - Bác sĩ ơi ngay trong bài viết này.
Nội dung chính
  • 1. Tiêm vaccine HPV có tác dụng gì?
  • 2. Vaccine HPV dành cho ai và nên tiêm khi nào?
  • 3. Ai không nên chủng ngừa HPV?
  • 4. Tiêm vaccine HPV có lợi ích gì nếu bạn đã quan hệ tình dục?
  • 5. Vaccine HPV có mang lại bất kỳ rủi ro hoặc tác dụng phụ nào đối với sức khỏe không?
  • 6. Những phụ nữ đã chủng ngừa HPV có cần phải làm xét nghiệm Pap không?
  • 7. Bạn có thể làm gì để bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung nếu bạn không ở trong độ tuổi được đề nghị chủng ngừa?

1. Tiêm vaccine HPV có tác dụng gì?

Tiêm vaccine HPV để phòng ung thư cổ tử cung hiện nay vô cùng phổ biến, sau đây là những thông tin cơ bản về loại vaccine này:

Các chủng HPV khác nhau lây lan qua quan hệ tình dục và có liên quan đến hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Vaccine ngừa HPV là Gardasil 9 đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt sử dụng cho cả trẻ em gái và trẻ em trai.

Tiêm vắc xin HPV

Tiêm vaccine HPV

Loại vaccine này có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung nếu vaccine được tiêm trước khi các bé gái hoặc phụ nữ tiếp xúc với virus. Vaccine này cũng có thể ngăn ngừa ung thư âm đạo và âm hộ. Ngoài ra, vaccine này có thể ngăn ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn và ung thư miệng, họng, đầu và cổ ở phụ nữ và nam giới.

Về lý thuyết, việc tiêm phòng cho các bé trai chống lại các loại HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung cũng có thể giúp bảo vệ các bé gái khỏi virus này bằng cách giảm sự lây truyền qua đường tình dục.

2. Vaccine HPV dành cho ai và nên tiêm khi nào?

Tiêm vaccine HPV được khuyến cáo bởi trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) rằng nên tiêm cho trẻ em gái và trẻ trai trong độ tuổi từ 11 đến 12. Có thể tiêm vaccine này sớm nhất là khi trẻ lên 9 tuổi. 

Đối tượng tiêm vắc xin HPV

Đối tượng tiêm vaccine HPV

CDC khuyến cáo rằng tất cả trẻ 11 và 12 tuổi nên tiêm hai liều vắc-xin HPV cách nhau ít nhất sáu tháng. Trẻ em từ 9 đến 10 tuổi hoặc từ 13 đến 14 tuổi cũng có thể chủng ngừa theo lịch trình hai liều. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lịch trình hai liều có hiệu quả đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Thanh thiếu niên và thanh niên bắt đầu loạt vaccine muộn hơn, ở độ tuổi từ 15 đến 26, nên tiêm ba liều vaccine. Liều hai cách liều một 2 tháng, liều ba cách liều hai 4 tháng. Tổng mất khoảng 6 tháng tiêm đầy đủ 3 liều vaccine.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã phê duyệt việc sử dụng Gardasil 9 cho nam và nữ từ 9 đến 45 tuổi. Nếu bạn từ 27 đến 45 tuổi, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn xem họ có khuyến nghị bạn tiêm vaccine HPV hay không.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời! 

1900 3367

3. Ai không nên chủng ngừa HPV?

Vaccine HPV không được khuyến cáo cho:

- Phụ nữ mang thai

- Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào để cân nhắc trước khi tiêm

- Nếu bạn bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc với liều vắc xin trước đó, bạn không nên tiêm vaccine.

đối tượng không nên tiêm vắc xin HPV

Đối tượng không nên tiêm vaccine HPV

Vaccine HPV an toàn cho người bị bệnh nhẹ, như sốt dưới 38 độ, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, ho. Những người tiền sử bệnh hoặc đang mắc các bệnh vừa hoặc nặng nên tham khảo ý kiến bác sĩ tiêm chủng hoặc đợi cho đến khi khỏi bệnh.

4. Tiêm vaccine HPV có lợi ích gì nếu bạn đã quan hệ tình dục?

Ngay cả khi bạn đã quan hệ tình dục hoặc mắc một chủng HPV, bạn vẫn có thể được hưởng lợi từ vaccine vì nó có thể bảo vệ bạn khỏi các chủng khác mà bạn chưa có. Tuy nhiên, không có loại vaccine nào có thể điều trị nhiễm trùng HPV hiện có. Vaccine chỉ bảo vệ bạn khỏi các chủng HPV cụ thể mà bạn chưa từng tiếp xúc.

Tìm hiểu thêm thông tin về: Nguy cơ sức khỏe khi mắc bệnh thủy đậu lúc đang mang thai tại đây 

5. Vaccine HPV có mang lại bất kỳ rủi ro hoặc tác dụng phụ nào đối với sức khỏe không?

Thuốc chủng ngừa HPV đã được chứng minh là an toàn trong nhiều nghiên cứu. Nhìn chung, các tác động thường nhẹ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của vaccine HPV bao gồm đau nhức, sưng tấy hoặc mẩn đỏ tại chỗ tiêm. Đôi khi xảy ra chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi tiêm. Ngồi giữ yên trong 15 phút sau khi tiêm có thể giảm nguy cơ ngất xỉu, một số triệu chứng sau tiêm có thể xảy ra như: đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi hoặc suy nhược.

6. Những phụ nữ đã chủng ngừa HPV có cần phải làm xét nghiệm Pap không?

Đã chủng ngừa HPV có cần phải làm xét nghiệm Pap

Đã chủng ngừa HPV có cần phải làm xét nghiệm Pap

Thuốc chủng ngừa HPV không nhằm thay thế các xét nghiệm Pap. Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung thông qua xét nghiệm Pap thường xuyên bắt đầu từ 21 tuổi vẫn là một phần thiết yếu của chăm sóc sức khỏe dự phòng.

7. Bạn có thể làm gì để bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung nếu bạn không ở trong độ tuổi được đề nghị chủng ngừa?

HPV lây lan qua quan hệ tình dục miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để bảo vệ bản thân khỏi HPV, chung thủy một vợ một chồng. Ngoài ra, không hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Làm gì để bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung

Làm gì để bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung

Để phát hiện ung thư cổ tử cung trong giai đoạn sớm nhất, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để làm xét nghiệm Pap thường xuyên bắt đầu từ tuổi 21. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư cổ tử cung như chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh, đau vùng chậu, hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Thông qua bài viết trên đây, IVIE - Bác sĩ ơi muốn chia sẻ đến bạn đọc tầm quan trọng của việc tiêm phòng HPV cũng như những kiến thức cần thiết liên quan đến việc tiêm chủng này.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2022 - Cập nhật 20/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

18/04/2024

39 Lượt xem

10 Phút đọc

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

169 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

133 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

104 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG