Nội dung chính
  • 1. Nên hay không nên tiêm phòng vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
  • 2. Vaccine HPV là gì?
  • 3. Khi nào nên tiêm vaccine HPV?
  • 4. Tiêm phòng HPV có cần lưu ý điều gì không?
Nội dung chính
  • 1. Nên hay không nên tiêm phòng vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
  • 2. Vaccine HPV là gì?
  • 3. Khi nào nên tiêm vaccine HPV?
  • 4. Tiêm phòng HPV có cần lưu ý điều gì không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu về vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay

Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung là “át chủ bài” quan trọng giúp loại bỏ bệnh lý ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên ở nước ta, tỷ lệ tiêm phòng còn thấp do chưa hiểu hết được vai trò, tầm quan trọng của vaccine. Và chi phí cho các mũi tiêm cũng là một yếu tố khiến loại vaccine này chưa được phổ cập rộng rãi ở nước ta. Vậy Vaccine HPV là gì? Nên hay không nên tiêm phòng vaccine HPV ở nữ giới? Sẽ được ISOFHCARE chia sẻ qua bài viết dưới đây
Nội dung chính
  • 1. Nên hay không nên tiêm phòng vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
  • 2. Vaccine HPV là gì?
  • 3. Khi nào nên tiêm vaccine HPV?
  • 4. Tiêm phòng HPV có cần lưu ý điều gì không?

1. Nên hay không nên tiêm phòng vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV được đánh giá là an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV type 16 và 18. HPV là loại virus dễ mắc khi quan hệ tình dục và có khả năng gây nên một số bệnh lý nguy hiểm ở cả nam và nữ như:

- Ung thư cổ tử cung, loại ung thư chiếm tỷ lệ cao đứng hàng thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư giáp. Theo thống kê tại Mỹ thì cứ khoảng 12.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung thì có khoảng 34% tử vong trong vòng một năm vì bệnh lý này. Điều này nói lên mức độ nguy hiểm của virus HPV

Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV

Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV

- Ung thư âm đạo và âm hộ

- Ung thư vòm họng ở cả nam và nữ do quan hệ bằng miệng

- Ung thư hậu môn

- Ung thư dương vật

Nhắc tới ung thư là nhắc tới “án tử” đối với cuộc đời mỗi người. Chính vì thế, dự phòng mắc là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là nữ giới. Với trình độ phát triển của y học, các loại vaccine HPV ngày càng được cải tiến và nâng cấp, giúp dự phòng rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, vaccine HPV qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy mức độ an toàn cao nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa

1900 3367

2. Vaccine HPV là gì?

Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV được FDA (cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ) chấp thuận, được phép lưu hành trên toàn thế giới. Hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích tạo nên những kháng thể chống lại HPV và ngăn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, vaccine HPV không chứa trực tiếp virus HPV mà chúng chỉ là những mảnh ghép có hình dạng, cấu trúc tương đồng.

Vaccine HPV  và những điều cần biết

Vaccine HPV  và những điều cần biết

Hiện nay trên thế giới có hai loại vaccine lưu hành rộng rãi là:

- Vaccine chủng 2 loại HPV type 16 và 18 có khả năng dự phòng bệnh lý ung thư cổ tử cung.

- Vaccine chủng 4 loại HPV type 16, 18, 6, 11. Đối với loại vaccine này ngoài chủng ngừa ung thư cổ tử cung thì nó còn có thể dự phòng bệnh lý mụn sinh dục, sùi mào gà do HPV gây ra ở nữ giới.

Hiện nay một mũi vaccine HPV có giá tầm khoảng từ 1,5 -2 triệu đồng. Đây là một mức giá tương đối cao ở nước ta nên tỷ lệ tiêm phòng còn rất thấp. Và theo cập nhật mới nhất tại Hoa Kỳ hiện nay có thêm một loại vaccine HPV mới nhưng chưa phổ cập rộng rãi trên toàn thế giới.

3. Khi nào nên tiêm vaccine HPV?

Khi nào nên tiêm vaccine HPV là câu hỏi nhiều người quan tâm. HPV là virus phổ biến và xuất hiện sau quan hệ tình dục. Chính vì vậy là tổ chức y tế đã khuyến cáo lịch tiêm chủng vaccine HPV tốt nhất cho cả nam và nữ giới từ 11-12 tuổi. Vào thời điểm này bạn chỉ cần tiêm 2 mũi vaccine:

Vaccine HPV  và những điều cần biết

Khi nào nên tiêm vaccine HPV?

  • Mũi thứ nhất cách mũi thứ 2 khoảng 6-12 tháng. Tuy nhiên nếu bắt đầu tiêm chủng từ 15 tuổi thì khuyến cáo nên tiêm 3 mũi để tăng khả năng dự phòng lên mức tối đa.
  • Mũi thứ hai cách mũi đầu tiên khoảng 1-2 tháng. Và mũi thứ ba cách mũi thứ đầu tiên ít nhất là 6 tháng.  Riêng đối với những phụ nữ đã quan hệ tình dục thì vẫn được khuyến cáo nên tiêm phòng vaccine HPV nhưng hiệu quả không còn cao.

4. Tiêm phòng HPV có cần lưu ý điều gì không?

Vaccine HPV giúp dự phòng, giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc nhưng không thể thay thế cho sàng lọc ung thư. Vì HPV có 6 Type mà các loại Vaccine chỉ có thể phòng ngừa từ 2 đến 4 type nên xác suất mắc bệnh là vẫn có. Vì vậy phụ nữ trong độ tuổi có nguy cơ cần phải làm xét nghiệm Pap test định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng HPV

Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng HPV

Để tiêm phòng đạt hiệu quả cao và tránh được những vấn đề ngoài ý muốn thì bạn cần lưu ý những điều sau:

- Cũng giống như các loại vaccine khác, khi tiêm phòng HPV bạn các phản ứng như sốt nhẹ, nhức đầu... Tuy nhiên triệu chứng sẽ giảm nhanh vào những ngày tiếp theo.

- Sau tiêm bạn nên nằm hoặc ngồi ở phòng chờ khoảng 15 phút để tránh tình trạng ngất xỉu

- Khi có các dấu hiệu bất thường như hoa mắt, chóng mặt, ù tai hoặc dị ứng thuốc cần phải báo ngay cho bác sĩ

- Phụ nữ mang thai, dị ứng với thành phần của vaccine hoặc mắc các bệnh lý nặng thì không nên tiêm phòng vaccine HPV

- Có thể lùi lịch tiêm phòng nếu bạn có tình trạng ốm vừa và nặng

- Chỉ tiêm phòng ở những trung tâm y tế chất lượng cao để tránh tình trạng tiêm thuốc giả hoặc không có bác sĩ chuyên khoa xử trí khi gặp tình huống khẩn cấp.

Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung là cách để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chị em tốt nhất hiện nay. Để không bỏ lỡ thời gian vàng trong việc tiêm chủng, hãy thăm khám và tiêm phòng sớm nhất. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề tiêm phòng vaccine HPV có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn về các địa chỉ tiêm phòng chất lượng tốt. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi nếu bạn còn những thắc mắc cần được giải đáp nhé!

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/05/2021 - Cập nhật 26/05/2022
5/5 - (12 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

18/04/2024

8 Lượt xem

10 Phút đọc

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

135 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

105 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

87 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG