Khi thuốc tây chưa được phát minh và thịnh hành như ngày nay, thì từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng những loại lá cây làm nước tắm hoặc xông để trị cảm cúm. Vậy trẻ bị cảm cúm tắm lá gì để cho hiệu quả và nhanh khỏi? Cha mẹ cần lưu ý những điều gì khi tắm nước lá cho con? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng IVIE – Bác sĩ ơi để hiểu rõ hơn nhé.
4 lá nên tắm giúp trẻ nhanh khỏi cảm cúm
Ngoài việc sử dụng thuốc tây thì cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để trị cảm cúm cho con. Câu hỏi đặt ra là “trẻ bị cảm cúm tắm lá gì?”. Dưới đây là một số loại lá thường dùng để làm nước tắm cho con, phụ huynh có thể tham khảo:

Tắm nước lá cho bé cũng giúp giảm các triệu chứng cảm cúm ở trẻ
Trẻ cảm cúm nên tắm lá ngải cứu
Lá ngải cứu chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng giúp giảm các cơn ho do cảm cúm ở trẻ nhỏ. Sử dụng nước lá ngải cứu để tắm cho trẻ giúp giảm ho, trị mẩn ngứa, ghẻ lở, giảm viêm. Có thể đun nươcs ngải cứu khô hoặc tươi đều rất tốt. Các bước thực hiện như sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị lá ngải cứu khô hoặc tươi đã rửa sạch khoảng 100g.
-
Bước 2: Đun sôi lá ngải cứu với nước sạch trong vòng khoảng 5 – 10 phút.
-
Bước 3: Để nguội hoặc pha thêm nước cho đến khi nước ấm và tắm cho trẻ.
Trẻ cảm cúm nên tắm lá trầu không

Ngoài lá ngải cứu đã nói ở trên thì lá trầu không cũng là loại lá có khả năng điều trị các triệu chứng của cảm cúm rất tốt và hiệu quả. Tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không sẽ giúp giảm bớt các cơn ho và hạ sốt, không những thế còn giúp sát khuẩn, chống viêm da. Các bước chuẩn bị nước lá trầu không như sau:
-
Bước 1: Dùng khoảng 5 – 15 lá trầu không rửa sạch rồi đem cắt nhỏ hoặc nghiền nát (ưu tiên lá già để có thể thu được nhiều tinh chất hơn).
-
Bước 2: Nấu sôi với nước sạch trong khoảng 15 – 30 phút.
-
Bước 3: Để nguội hoặc pha loãng thành nước ấm trước khi tắm cho trẻ.
Tắm nước lá tía tô trị cảm cúm cho trẻ
Tía tô là loại lá có tính ấm và vị cay giúp điều trị các triệu chứng của cảm cúm như ho có đờm, ho khan,… Đồng thời giúp cơ thể thải độc, toát mồ hôi. Ngoài ra, kết hợp lá tía tô với lá kinh giới và một ít gừng có thể làm giảm sổ mũi ở trẻ khi đang mắc bệnh cảm cúm. Cha mẹ có thể chuẩn bị lá tía tô theo một trong hai cách sau:
-
Cách 1: Dùng lá tía tô đã được rửa sạch nghiền hoặc giã lấy nước cốt. Sau nó sử dụng nước ấm pha với phần nước cốt rồi tiến hành tắm cho trẻ.
-
Cách 2: Đun lá tía tô khô hoặc tươi với nước sạch trong khoảng 5 – 10 phút. Để nguội hoặc thêm nước để nhiệt độ đủ ấm, không làm bỏng da của trẻ.
Tắm lá gừng trị cảm cúm cho trẻ

Tắm nước lá gừng giúp cơ thể ấm lên, loại bỏ các vi khuẩn, độc tố gây bệnh cho cơ thể
Lá gừng có đặc điểm nóng và cay, nó có công dụng làm ấm cơ thể, chống viêm, diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị chứng lạnh các chi rất hiệu quả. Với đặc tính nóng, lá gừng khiến cơ thể đổ mồ hôi, điều này sẽ giúp loại bỏ các độc tố, vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể. Giúp con cải thiện được tình trạng ho, sổ mũi.
Cách chuẩn bị nước tắm đơn giản như sau: Lấy khoảng 2 thìa bột gừng và vài lá gừng đã được rửa sạch. Cho tất cả vào chậu nước ấm ở nhiệt độ vừa tắm, rồi tắm cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa cảm cúm cho trẻ nhanh tại nhà
Những lưu ý khi tắm lá trị cảm cúm cho trẻ
Sau khi đã biết trẻ bị cảm cúm tắm lá gì thì cha mẹ cũng cần tìm hiểu về những lưu ý để có thể tắm cho bé một cách hiệu quả và an toàn nhất. Cụ thể như sau:
Trước khi tắm
Đối với phòng tắm, cha mẹ cần nhớ đóng kín cửa để tránh gió có thể lùa vào. Òn khi pha nước tắm cần lưu ý đến nhiệt độ của nước sao cho luôn giữ nhiệt độ của nước tắm như ban đầu và nhiệt độ của nước tắm thấp hơn nhiệt độ của cơ thể là 2 độ C.
Trong khi tắm

Cha mẹ cần chú ý không nên tắm cho trẻ quá lâu và lau khô bằng khăn sạch sau khi tắm
Trong quá trình tắm cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý hai điều cần thiết sau:
-
Tắm rửa vùng đầu: Cần gội đầu cho trẻ một cách nhanh chóng. Sau đó, lấy chiếc khăn mềm lau sạch các vùng mặt, mắt, gáy, cổ và tai. Sau cùng, dùng khăn khô và sạch lau vùng đầu của trẻ.
-
Tắm rửa vùng thân mình: Khi trẻ sốt thường rất dễ gây đổ mồ hôi, do vậy nếu không được tắm rửa và vệ sinh cẩn thận thì rất dễ mắc các bệnh về da liễu. Vì thế, trong khi tắm cho trẻ, mẹ cho trẻ ngồi thẳng vào chậu rồi dội nước từ từ lên người trẻ để làm sạch các bụi bẩn và vi khuẩn trên người trẻ. Thời gian tắm tối đa là 5 – 7 phút.
Sau khi tắm
Sau khi tắm xong cho trẻ cần lấy khăn sạch lau khô cơ thể của trẻ rồi nhanh chóng mặc quần áo vào cho trẻ. Sau khi mặc quần áo thì nên đợi 10 – 15 phút trước khi cho trẻ ra ngoài vì nhiệt độ trong phòng so với nhiệt độ ngoài trời có sự chênh lệch. Nếu ra ngoài luôn có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt dẫn tới cảm đột ngột.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao?
Một số lưu ý khác khi tắm cho trẻ bị cảm cúm

Đây là một số những vấn đề mà cha mẹ cũng đặc biệt cần lưu tâm khi tắm cho trẻ:
-
Mỗi ngày chỉ nên tắm cho trẻ một lần, không nên quá lạm dụng.
-
Khi tắm cần chú ý không để nước rơi vào miệng, tai, mũi, mặt của trẻ.
-
Không nên tắm cho trẻ quá lâu.
-
Tắm cho trẻ trong thời gian thích hợp như sau: Nếu ở mùa hè thì buổi sáng tắm cho con từ khoảng 8h đến 10h, buổi chiều khoảng từ 16h đến 18h. Còn nếu ở mùa đông thì buổi sáng tắm từ 9h đến 11h, buổi chiều từ 15h đến 17h.
-
Nếu trẻ đang bị sốt thì hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ rồi sau đó mới tắm cho trẻ.
-
Không nên tắm khi trẻ vừa mới ngủ dậy hoặc vừa mới ăn xong.
-
Cần rửa sạch lá tắm trước khi đem đi nấu nước tắm.
Trên đây là toàn bộ thông tin IVIE – Bác sĩ ơi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng, qua đây các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị cảm cúm tắm lá gì?”. Tắm nước lá là một điều tốt giúp điều trị các triệu chứng cho trẻ, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý những điều cần biết khi tắm cho trẻ. Hãy đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ nếu bạn có điều thắc mắc cần được giải đáp nhé.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.