Nổi mề đay ở trẻ là một tình trạng không hiếm gặp. Nó khá giống với bệnh nổi mề đay ở người lớn nhưng ở trẻ bệnh thường diễn ra lâu hơn và có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Vậy trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay có nguy hiểm không và phải làm gì khi gặp tình trạng này? Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi đi tìm câu trả lời ngay nhé.
Biểu hiện trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay
Nổi mề đay là một phản ứng tự nhiên của các mao mạch trên da khi có yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Đây là bệnh dị ứng rất dễ nhận biết, phổ biến và không lây nhiễm từ người này sang người khác.

Hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay
Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mày đay có các biểu hiện tương tự như người lớn. Mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào tác nhân, thời gian mắc bệnh cũng như thể trạng của từng người. Điển hình là các biểu hiện như sau:
-
Ngứa và nổi mẩn đỏ: Trẻ bị mề đay sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên toàn cơ thể, gây cảm giác ngứa mạnh.
-
Phát ban, sưng phù: Trẻ thường phù trên bề mặt da, phát ban, đặc biệt là các da nhạy cảm như mắt, môi, cơ quan sinh dục.
-
Các biểu hiện khác: Tiêu chảy, sốt, nổi mụn nước.
Các biểu hiện trên có thể tự khỏi, cũng có thể tái phát nhiều lần trong vài tháng thậm chí là cả năm.
Tìm hiểu thêm: Trẻ nổi mề đay ngứa khắp người phải làm sao?
Có nguy hiểm không khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay?
Nổi mề đay do dị ứng thời tiết không phải là bệnh lây nhiễm những nó gây tái phát nhiều lần ở cùng một người. Câu hỏi mà các bậc phụ huynh băn khoăn là liệu nó có gây nguy hiểm không? Bệnh mề đay có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người bị bệnh. Bệnh ở thể nhẹ sẽ chỉ gây ngứa và tự khỏi.

Bệnh mề đay có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh
Bệnh mề đay ở trẻ sẽ trở nên nguy hiểm nếu bệnh diễn biến nặng hơn. Khi mà các biến chứng mạn tính gây sưng mạch khí quản, nghẹt thở, khó thở do bị sưng mạch họng, điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh mề đay khi có biến chứng ở đường tiêu hóa sẽ gây ra các cơn đau thắt bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nguy hiểm hơn khi bệnh mề đay có biến chứng ở não, nó có thể gây phù nề não.
Đọc thêm: 10+ cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ cực đơn giản, an toàn
Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay phải làm sao?
Khi trẻ bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm thiểu và ngăn chặn các triệu chứng:
Chườm lạnh
Tác động nhiệt có hiệu quả rất tích cực với chứng nổi mề đay ở trẻ em. Cha mẹ có thể dùng khăn mềm bọc đá lạnh hoặc các loại túi chườm chứa nước mát rồi chườm lên vùng da bị mẩn ngứa. Mỗi lần chườm có thể duy trì trong khoảng 10 phút và lặp lại vài lần trong ngày nếu cần thiết.
Để cơ thể trẻ được thông thoáng, mát mẻ

Khi trẻ bị nổi mề đay nên mặc cho con những bộ quần áo thoáng mát
Nếu môi trường hoặc cơ thể giữ nhiệt độ ở mức cao thì chứng nổi mề đay ở trẻ có thể gia tăng và khó kiểm soát hơn. Trẻ càng nóng thì sẽ càng cảm thấy ngứa và khó chịu. Vì vậy, cha mẹ hãy giữ nhiệt độ phòng thoáng mát, có thể mở cửa sổ để không khí lưu thông.
Ngoài ra, nên mặc cho con những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát và rộng rãi. Điều này sẽ giúp làn da trẻ thoáng khí hơn cũng như hạn chế được sự cọ sát các nốt mề đay.
Sử dụng nha đam
Nha đam là một trong những loài thực vật có tác động rất tốt cho làn da. Chúng có tác dụng hầu hết với các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em. Với nguồn vitamin E dồi dào giúp giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ.
Sử dụng thuốc chữa nổi mề đay

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi các triệu chứng mề đay khiến con khó chịu, mệt mỏi
Có nhiều trường hợp nổi mề đay ở trẻ không tự biến mất nếu chỉ sử dụng các biện pháp tại nhà. Nếu sâu 24 – 48 giờ mà triệu chứng nổi mề đay vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc chuyển biến nặng hơn thì phụ huynh cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị nổi mề đay phù hợp với tình trạng bệnh.
Sử dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh mề đay
Ngoài áp dụng các biện pháp trên thì cha mẹ cũng có thể tham khảo một số phương pháp dân gian để trị bệnh mề đay cho con. Những cách này đơn giản, lành tính và dễ thực hiện như: Tắm nước lá khế, tắm nước trà xanh,…
Các mẹ tham khảo thêm: Trẻ nổi mề đay về đêm có sao không? Nên làm gì?
Xem thêm: 10+ cách chữa dị ứng thời tiết nổi mề đay nhanh chóng, an toàn
Một số câu hỏi về dị ứng thời tiết nổi mề đay ở trẻ em
Khi con gặp tình trạng mề đay thì hầu hết cha mẹ đều đặt ra câu hỏi như:
Nổi mề đay ở trẻ do dị ứng thời tiết nên ăn kiêng gì?
Nổi mề đay chủ yếu là do tác nhân bên ngoài nên việc cần thiết là ngừng tiếp xúc với những tác nhân trên. Còn về ăn uống thì nên kiêng các loại thực phẩm:
-
Thực phẩm giàu chất đạm: Cá biển, tôm, thịt bò, cua,…
-
Thực phẩm nhiều giàu mỡ.
-
Đường và muối.
Có nên tắm không khi trẻ bị mề đay?

Nhiều cha mẹ thường không cho con tắm vì sợ lan rộng các vùng ngứa và sần. Tuy nhiên, khi trẻ bị nổi mề đay cha mẹ hoàn toàn có thể tắm cho bé. Khi tắm cần lưu ý một số điều sau:
-
Tắm bằng nước ấm vừa phải, có thể cho bé tắm bằng nước lá khế, lá tía tô,… để làm dịu các vết ngứa.
-
Tắm nhanh trong vòng 7 – 15 phút, ngay say khi tắm xong lau khô người bằng khăn mềm.
-
Không sử dụng các loại sữa tắm có thành phần là chất tẩy rửa mạnh.
-
Không kỳ cọ vào các vết mẩn ngứa, tránh gây tổn thương trên da.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi phát hiện các triệu chứng của nổi mề đay làm con khó chịu, không ngủ được. Nếu trẻ bị nổi mề đay xuất hiện các dấu hiệu như phù mạch, sốt cao, co thắt thanh quản, sốc phản vệ,… cần đưa con đến bệnh viện ngay để được can thiệp và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà IVIE – Bác sĩ ơi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết trên cha mẹ đã biết được cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.