Chảy nước dãi ở trẻ em là hiện tượng phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, nếu trẻ chảy nước dãi quá nhiều, kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường thì đây có thể đây là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe cần được chú ý. Vậy, trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu để nhận biết khi nào cần lo lắng và đưa trẻ đi khám để đảm bảo an toàn cho bé nhé!
Nội dung chính
- Nguyên nhân và dấu hiệu chảy nước dãi ở trẻ
- Mẹo chữa cho trẻ bị chảy nước dãi
- Cách phòng ngừa bệnh chảy nước dãi ở trẻ
- Dấu hiệu cảnh báo và phương pháp xử lý khẩn cấp
Nguyên nhân và dấu hiệu chảy nước dãi ở trẻ
Tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu chảy nước dãi ở trẻ
Chảy nước dãi là hiện tượng cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong những giai đoạn phát triển đầu tiên của bé. Nguyên nhân của việc này chính thường là do cơ quan miệng của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, tuyến nước bọt bắt buộc phải hoạt động nhiều hơn khả năng nuốt của trẻ. Ngoài ra, hiện tượng này còn có thể do trẻ mọc răng, tư thế mở miệng sai hay ảnh hưởng từ thức ăn, thuốc uống hoặc một số bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang...
Điều này không chỉ khiến trẻ khó chịu với các triệu chứng như ngứa da quanh miệng, hôi miệng, khó ngủ, khó ăn… mà nếu không được xử lý kịp thời, còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm da, viêm nhiễm đường hô hấp hoặc suy dinh dưỡng. Do đó, việc hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị chảy nước dãi ở trẻ một cách an toàn và hiệu quả là điều cần thiết cho cha mẹ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân trẻ 2 tuổi chảy nước dãi nhiều và cách xử lý
Mẹo chữa cho trẻ bị chảy nước dãi
Trẻ chảy nước dãi là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên các bậc cha mẹ có thể an tâm thực hiện các biện pháp chữa trị tại nhà để giúp trẻ hạn chế tình trạng chảy nước dãi như:
Mẹo chữa trị bệnh lý chảy nước dãi ở trẻ siêu hiệu quả
-
Vệ sinh răng miệng đúng cách vào sáng tối sau ăn: Điều này giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng và gây ra các bệnh lý gây tiết nước bọt.
-
Đặt bé nằm ngủ ở tư thế ngửa: Khi nằm ngửa, tình trạng tiết nước bọt và chảy dãi sẽ được hạn chế một cách tối đa. Bởi khi đó nước bọt sẽ tự chảy về phía họng và trôi vào bụng, song nó còn giúp trẻ sơ sinh tránh bị sặc sữa hay bị đè lồng ngực nếu nằm sấp.
-
Áp dụng phương pháp dân gian chườm ngải cứu: Đây là loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kích thích hệ tiêu hóa ở con người. Vì vậy, các mẹ hãy sử dụng một nắm ngải cứu chườm lên vùng rốn của bé để ngăn tuyến nước bọt quá mức.
-
Xóa nhẹ vùng nướu: Nếu mọc răng thì việc này có thể giúp bé giảm cơn đau và kích thích tuần hoàn máu vùng dưới nướu. Từ đó hiện tượng chảy dãi cũng giảm đáng kể.
-
Cung cấp lượng nước đủ cho trẻ: Không chỉ giúp giải khát mà nước còn đóng vai trò làm sạch khoang nước bọt trong miệng bé. Bên cạnh đó nó còn duy trì độ ẩm cho da và niêm mạc của trẻ.
Cách phòng ngừa bệnh chảy nước dãi ở trẻ
Người ta thường nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do vậy các bậc phụ huynh nên áp dụng các cách phòng ngừa sau để hạn chế bệnh lý chảy nước dãi ở trẻ như:
Phòng bệnh chảy nước dãi ở trẻ bằng một số phương pháp
-
Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho từng độ tuổi. Nếu là trẻ sơ sinh, nên cho bé ti sữa mẹ và cung cấp nước hay các chất dinh dưỡng khác. Nếu là trẻ ăn dặm, nên chọn loại thức ăn và nhóm chất phù hợp với sức khỏe của bé.
-
Vệ sinh răng miệng đúng cách là phương pháp hiệu quả nhất ngăn ngừa tình trạng chảy nước dãi ở trẻ. Ngoài ra, các mẹ hãy đặt bé ngủ ở tư thế ngửa , không cho bé mút tay hay các đồ vật khác… Đồng thời sử dụng các băng gạc hay khăn sạch để massage nhẹ vùng nướu hay quanh miệng bé. Đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm và yếm bọc cổ để tránh viêm da vùng miệng và cổ.
-
Cách tốt nhất là tiêm chủng đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng quốc gia. Điều này có thể ngăn ngừa các bệnh lý liên quan như: tiêu chảy, viêm ruột thừa, viêm gan A, sốt phát ban…
Dấu hiệu cảnh báo và phương pháp xử lý khẩn cấp
Tuy hiện tượng chảy nước dãi không quá nguy hiểm nhưng nếu ở bé xuất hiện các cảnh báo lạ, các bậc phụ huynh cần biết cách xử lý khẩn cấp để tránh biến chứng về sau. Trong đó, một số dấu hiệu và phương pháp mà bạn cần lưu ý là:
Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi trẻ chảy nước dãi cần lưu ý
-
Trẻ có dấu hiệu mất nước: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Nếu nặng hơn có thể gây suy tim, suy thận và dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu rõ ràng của biến chứng này đó là: trẻ thường xuyên khát nước, tiểu ít, khô miệng, da khô… Cách tốt nhất để xử lý trong trường hợp này đó là đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị.
-
Sốt cao: Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm khuẩn toàn thể hoặc nhiễm trùng đường ruột. Nếu nhiệt độ cơ thể quá cao sẽ khiến bé bị co giật hoặc suy não. Nếu bé tình trạng sốt liên tục trên 38,5 độ C và kéo dài quá 3 ngày, hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
-
Đi tiểu ra máu: Đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như: viêm đại tràng nhiễm độc, hội chứng sinh dục, thiếu disaccharidase… gây suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch và tử vong. Vì vậy, khi phát hiện nước tiểu hoặc phân của bé có trộn lẫn màu đỏ hoặc đen thì phải đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
-
Tiêu chảy do tả: Trẻ chảy nước dãi nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiêu chảy do tả. Loại bệnh này lây lan qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh, gây ra tình trạng sốt cao kéo dài, buồn nôn, tiêu chảy lỏng… Nếu không chữa trị sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, suy gan, viêm não, xuất huyết ruột… Do đó, nếu phát hiện phải đưa bé đi khám để được tiến hành xét nghiệm máu và phân để chẩn đoán chính xác.
Tất cả các cảnh báo trên đều là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy các bậc phụ huynh không được chần chờ quá lâu. Trong trường hợp không thể tìm được đơn vị y tế uy tín, các mẹ có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để kết nối với hàng trăm bác sĩ giỏi ở xung quanh vị trí của bạn. Với tính năng đặt lịch khám online tiện ích, việc đặt lịch khám kịp thời cho bé sẽ trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được toàn bộ thắc mắc cho bạn đọc về câu hỏi “trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không?”. Và đừng quên theo dõi IVIE - Bác sĩ ơi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích từ đội ngũ chuyên gia bác sĩ hàng đầu Việt Nam nhé!
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng
25/09/2024 - Cập nhật
25/09/2024