Nội dung chính
  • Nguyên nhân trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh là gì?
  • Trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh có nguy hiểm không?
  • Phải làm gì khi trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh?
Nội dung chính
  • Nguyên nhân trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh là gì?
  • Trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh có nguy hiểm không?
  • Phải làm gì khi trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ không sốt nhưng lạnh chân tay là bị gì? Có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Hiện tượng trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh khiến bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Điều này tùy từng cá thể và nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Điểu hiểu rõ hơn về hiện tượng này, cũng như cách xử lý khi con gặp tình trạng lạnh tay chân nhưng không sốt hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng IVIE – Bác sĩ ơi ngay nào>>>
Nội dung chính
  • Nguyên nhân trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh là gì?
  • Trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh có nguy hiểm không?
  • Phải làm gì khi trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh?

Nguyên nhân trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh là gì?

Ra mồ hôi lạnh là hiện tượng bé đổ mồ hôi khiến tay chân lạnh. Việc đổ mồ hôi là bình thường nếu nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc bé hoạt động nhiều.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh:

Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh

Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa hoàn toàn hoàn chỉnh nên hoạt động để điều tiết mồ hôi của hệ thần kinh chưa ổn định. Chính vì thế, tay chân bé có thể lạnh khi ra nhiều mồ hôi.

Điều này có thể hết khi lớn lên hoặc cũng có thể bị ra hôi lạnh cho đến tuổi trưởng thành. Khi đó, cha mẹ cần cân nhắc việc điều trị cho trẻ để tránh gây bất tiện tới cuộc sống hằng ngày của con trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh của trẻ có thể là do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh của trẻ có thể là do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh

Các chất dinh dưỡng thiết yếu bị thiếu hụt

Nguyên nhân dẫn đến việc bé đổ mồ hôi lạnh tay chân có thể là do thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu ví dụ như canxi. Khi thiếu có thể khiến trẻ có nguy cơ cao bị chậm phát triển chiều cao và còi xương.

Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cũng thường đổ mồ hôi ở các vùng khác trên cơ thể như gáy, trán. Khi trời lạnh cũng có thể xảy ra và đặc biệt là trong lúc ngủ.

Do các bệnh bẩm sinh

Một số bệnh bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Bé đổ mồ hôi tay chân bị lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh tim mạch.

Nếu mắc bệnh bẩm sinh, ngoài đổ mồ hôi trẻ còn có thể có các biểu hiện như: Thở nhanh, bú ít, bú ngắt quãng, chậm phát triển thể chất, ho thường xuyên,…

Mắc một số bệnh bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị đổ mồ hôi gây lạnh tay chân

Mắc một số bệnh bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị đổ mồ hôi gây lạnh tay chân

Bị cường giáp ở trẻ em

Nội tiết bị mất cân bằng do tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Vì vậy, đây có thể là nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi khiến tay chân lạnh.

Trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh có nguy hiểm không?

Trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh có nguy hiểm cho bé không là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hiện tượng chân tay lạnh ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là bình thường, ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý thêm những dấu hiệu của trẻ, không cần quá lo lắng nếu trẻ có chân tay lạnh nhưng vẫn có những dấu hiệu sau:

  • Màu da của trẻ bình thường.

  • Sinh hoạt, ăn uống của trẻ bình thường.

  • Trẻ khóc mạnh và có những phản xạ bình thường.

Trẻ bị tay chân lạnh nhưng các phản xạ vẫn bình thường thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng 

Trẻ bị tay chân lạnh nhưng các phản xạ vẫn bình thường thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng

  • Môi và lưỡi không khô, không có các dấu hiệu tím tái, không khát nước.

  • Trẻ tỉnh táo, gọi dậy nhanh chóng và dễ dàng.

Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của con trong trường hợp trẻ sơ sinh có chân tay lạnh kèm theo các triệu chứng sau:

  • Trẻ có hiện tượng nóng chân tay, sốt cao trên 39 độ C.

  • Da của trẻ nhợt nhạt, thậm chí là tím tái.

  • Trẻ khóc nhiều trong vài giờ, không cười, các phản ứng của trẻ không nhạy bén như bình thường.

  • Trẻ nằm im, li bì, khó đánh thức được trẻ dạy.

  • Môi và lưỡi của trẻ khô, thóp trũng, mắt trũng, khi thở thấy bụng và ngực lõm lại.

  • Trẻ  khóc liên tục và có vài cơn lạnh run người.

Phải làm gì khi trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh?

Có rất nhiều cách cha mẹ có thể làm tại nhà để khắc phục tình trạng trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh. Dưới đây là một số phương pháp tác dụng cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo:

Bổ sung vitamin D cho con

Vitamin D là một dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển xương của trẻ, không những thế chúng còn giữ nhiều vai trò khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, việc bổ sung vitamin D cho trẻ là điều rất cần thiết.

Cha mẹ có thể cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm để bổ sung vitamin D cho trẻ

Cha mẹ có thể cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm để bổ sung vitamin D cho trẻ

Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D cho con bằng những cách sau:

  • Cho trẻ ăn thức ăn đa dạng, những loại thực phẩm giàu vitamin D.

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tốt nhất là vào sáng sớm. Cha mẹ cần lưu ý là chỉ để da bé tiếp xúc với ánh nắng, không để mắt con tiếp xúc với ánh nắng.

Giảm mồ hôi tay chân cho trẻ bằng cách tăng cường canxi

Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho con bú bằng sữa mẹ. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm (trên 6 tháng tuổi), mẹ nên sử dụng cho con các loại thực phẩm giàu carbohydrate, protein, canxi và axit amin. Đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của con trẻ.

Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho bé bằng cách cho con ăn những phẩm như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.

  • Các loại hải sản như tôm, cá,…

  • Một số loại họ đậu như đậu lăng,…

  • Các loại rau như rau dền, rau xanh lá,…

Ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung cho bé bằng viên uống canxi, tuy nhiên trước khi cho con uống cần sự tham khảo từ bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết và an toàn nhất.

Một số cách khác để khắc phục tình trạng mồ hôi tay chân cho trẻ

  • Cho trẻ ngủ trong phòng có diện tích vừa phải, tránh để gió lùa vào phòng.

  • Không nên quấn trẻ quá kỹ, nên cho con mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

Để nhiệt độ phòng ngủ vừa phải để tránh trẻ bị toát mồ hôi khi ngủ

Để nhiệt độ phòng ngủ vừa phải để tránh trẻ bị toát mồ hôi khi ngủ

  • Giữ nhiệt độ trong phòng vừa phải để bé có thể ngủ ngon và hạn chế toát mồ hôi.

  • Cho trẻ uống nước đều đặn. Lượng nước phụ thuộc vào cân nặng và nhu cầu của trẻ. Không nên cho trẻ chơi đùa quá nhiều lúc gần ngủ.

Qua bài viết trên, IVIE – Bác sĩ ơi tin rằng cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ không sốt nhưng tay chân lạnh có nguy hiểm không?”. Đồng thời, qua đây cha mẹ cũng sẽ hiểu hơn về hiện tượng tay chân lạnh của trẻ cũng như cách khắc phục. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được giải đáp sớm nhất.

 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG