Đối với những bậc cha mẹ điều lo lắng nhất có lẽ chính là sức khoẻ của con trẻ, đặc biệt nhất chính là biểu hiệu trẻ sơ sinh thở mạnh. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên bố mẹ cần chú ý mới có thể nhận biết chính xác. Để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, IVIE – Bác sĩ ơi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ
Trẻ sơ sinh thở mạnh xuất hiện có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng có thể do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, cần thời gian để làm quen với vai trò mới. Chính vì vậy bố mẹ cần xác định được tình trạng của con, nhịp thở của trẻ có bình thường không bằng những phương pháp kiểm tra cho bé.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ và cách kiểm tra
Trẻ sơ sinh thở bình thường ra sao
Trẻ sơ sinh có nhịp thở khác so với người lớn, khi bé thở mạnh và thỉnh thoảng ngừng thở vài giây ngắn, nhịp thở không ổn định khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh chính là do bé có cấu tạo sinh lý khác so với người lớn.
Hệ hô hấp của bé chưa hoàn chỉnh, chúng phải học cách vận hành khi bé đến với thế giới bên ngoài. Do đó hê hô hấp của trẻ thường có những đặc điểm sau:
-
Thở chủ yếu bằng mũi và chưa biết cách kết hợp thở bằng miệng.
-
Mũi và đường thở hẹp hơn so với người lớn, vì vậy quá trình trao đổi khí khó khăn hơn.
-
Cấu tạo thành ngực của trẻ sơ sinh chủ yếu là sụn do đó bộ phận này mềm.
Ở điều kiện bình thường theo Tổ chức Y tế Thế Giới trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nhịp thở trung bình là 40 – 50 nhịp 1 phút, với trẻ dưới 12 tháng tuổi nhịp thở dao động 35 – 40 nhịp 1 phút. Bé thường hít thở theo chu kỳ, giữa các nhịp thở sẽ nghỉ khoảng 5 giây. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ hết dần khi bé lớn.
Tìm hiểu thêm: Trẻ thở có tiếng rít khi ngủ là bị gì?
Trẻ sơ sinh thở mạnh
Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường
Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường, khi ngủ bố mẹ hay gặp nhịp thở của bé phát ra tiếng, nhịp nhanh, ngắt nhịp… Để cha mẹ có thể xác định được tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm không, có thể nghe tiếng phát ra từ mũi hoặc họng của trẻ khi ngủ.
Cách kiểm tra
Bên cạnh việc nghe tiếng thở, để ý tới các hoạt động ăn uống vui chơi hàng ngày một cách dễ dàng hơn chính là đếm nhịp thở. Do hệ hấp đang tập quen dần với việc vận hành nhịp thở của trẻ, cách để kiểm tra bé có thở mạnh không chính là đếm nhịp thở của trẻ khi ngủ như sau:
-
Mẹ ôm bé vào lòng, vén áo trẻ qua ngực và đếm nhịp thở lên xuống của ngực và bụng.
-
Nên thực hiện khi bé ngủ, nằm yên, không bú mẹ…
-
Thời gian đếm nhịp thở khoảng 1 phút và đếm liên tục, có thể đếm lại 2 – 3 lần để chính xác hơn.
Đếm nhịp thở của trẻ ở ngực và bụng để kiểm tra
Trẻ thở nhanh theo thông số của Tổ chức Y tế Thế Giới có nhịp thở trong giới hạn:
-
Dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở bắt đầu từ đủ 60 lần một phút trở lên.
-
Từ 2 – 12 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần 1 phút.
-
Bé từ 1 – 5 tuổi: Nhịp thở khoảng 40 lần 1 phút.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh
Trẻ sơ sinh thở mạnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, sinh lý có thể giải thích do cấu trúc mũi và hệ hô hấp của bé vừa chào đời còn rất nhỏ. Những cấu trúc này chưa hoàn chỉnh do vậy cơ thể bé chưa quen với việc điều chỉnh nhịp thở. Một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh thở mạnh:
-
Hệ miễn dịch và sức đề kháng kém: Những ngày mới chào đời bố mẹ có thể cảm nhận được hơi thở mạnh của trẻ có chút khò khè khi ngủ. Có thể do đọng lại chút dịch trong mũi, bố mẹ cần vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày sau khi tắm, thời điểm này hệ miễn dịch còn non, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm đường hô hấp. Dẫn tới biểu hiện trẻ khó thở, thở khò khè, thở nhanh…
Khi bé biếng ăn, ho, sốt.. Có thể là biểu hiện bệnh lý đường hô hấp
-
Hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh: Hệ hô hấp của trẻ cần tiếp tục hoàn chỉnh do vậy việc trẻ chưa điều chỉnh được nhịp là là bình thường. Bé xuất hiện tình trạng thở mạnh, thở gấp, thở phập phồng bụng.. Nhịp thở sẽ thay đổi và ổn định hơn khi trẻ lớn dần.
-
Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiều bụi bẩn, lông động vật… Đây là những tác nhân gây dị ứng và dẫn tới biểu hiện thở mạnh khi bé ngủ.
-
Bệnh lý: Bé thở mạnh ở bụng phập phồng có thể do bệnh lý nào đó bé thường sẽ kèm quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn… Bố mẹ lưu ý nếu thấy rút lõm ở ngực, nhịp thở gấp và nhanh mạnh, da tím tái nguy cơ cao trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp.
Khi nào trẻ thở mạnh là dấu hiệu cần đi khám
Trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh nhưng vẫn chơi, sinh hoạt cũng như bú bình thường. Di động của bụng phập phồng nhưng không nhanh, không rút lõm lồng ngực thì bố mẹ không quá lo lắng. Khi bé thở mạnh kèm theo dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám:
Nên đưa trẻ tới bệnh viện khi tình trạng của trẻ nặng và kèm theo dấu hiệu khác
-
Trẻ thở nặng nề, thở khò khè, khi ngủ thở khó khăn giống tiếng ngáy chứng tỏ bé bị co thắt ống dẫn khí, phù nề thanh quản.
-
Ngực trẻ phập phồng khi bé thở mạnh, khi trẻ thở vùng lồng ngực bị lõm xuống cũng như phập phồng rất có thể bé đang bị khó thở.
Ngoài những dấu hiệu này, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng khác như: ho, sốt, biếng ăn, quấy khóc… Đây có thể là biểu hiện của viêm phổi, vì vậy cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Làm gì khi trẻ sơ sinh thở mạnh
Để giúp đường thở của bé thông thoáng, trẻ dễ dàng hít thở và hạn chế thở mạnh khi ngủ. Bố mẹ có thể thực hiện một vài cách sau để điều chỉnh:
Điều chỉnh tư thế khi ngủ cho trẻ: Để bé ngủ tư thế thoải mái, dễ thở quan sát biểu hiện trẻ khi ngủ. Trường hợp bé vẫn thở mạnh, khò khè khả năng cao là hệ hô hấp đang gặp vấn đề.
Vệ sinh mũi cho trẻ: Lỗ mũi của bé khá hẹp, dễ bị tắc do bụi và dịch nhầy. Cần vệ sinh cho bé mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hay dùng thiết bị rửa, hút mũi để đường thở trẻ thông thoáng.
Vệ sinh mũi cho bé giúp đường thở thông thoáng
Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực Nhi khoa. Các bác sĩ sẽ hỗ trợ bố mẹ trong cách chăm sóc trẻ tại nhà thông qua tính chat trực tuyến với bác sĩ trên ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi.
Bác sĩ hỗ trợ bố mẹ 24/7 mọi lúc mọi nơi, giúp bố mẹ tiết kiệm được lượng thời gian di chuyển mà vẫn nhận được tự vấn từ chuyên gia, bác sĩ tại bệnh viện lớn như bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện phụ sản Hà Nội…
Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Tải app
Trên đây là những thông tin mà IVIE – Bác sĩ ơi giải đáp về trẻ sơ sinh thở mạnh cũng như các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu còn có những thắc mắc gì về trẻ thở mạnh cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.