Trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc khi con bị cảm lạnh, đây là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến. Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi ngoài những biểu hiện ho, sổ mũi, sốt bé còn có thể bị nôn nhiều. Bài viết dưới đây IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ những cách xử trí khi bé gặp phải tình trạng này.
Dấu hiệu trẻ bị trúng gió

Trẻ bị trúng gió nôn và những triệu chứng kèm theo
Theo nghiên cứu trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị cảm lạnh 8 – 10 lần/năm trước khi trẻ tròn 2 tuổi. Khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có khoảng 9 lần/năm bị cảm lạnh và thanh thiếu niên, người lớn sẽ bị cảm lạnh khoảng 2 – 4 lần/năm. Mùa lạnh ở nước ta kéo dài từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau, do đó trẻ hay ốm nhất trong khoảng thời gian này.
Trẻ bị cảm thường đi kèm theo nhiều triệu chứng do vậy bố mẹ lo lắng khi gặp phải tình trạng trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao, trẻ nôn khi trúng gió có nguy hiểm không. Một vài biểu hiện cho thấy trẻ bị trúng gió như:
-
Chảy nước mũi (sổ mũi), hắt hơi.
-
Mệt mỏi, quấy khóc, mất ngủ…
-
Sốt, ho, khó thở, nôn trớ…
Nếu chăm sóc đúng cách bé bị cảm lạnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày, nhưng nếu trẻ nôn nhiều không ăn uống được thì tình trạng này sẽ nặng hơn, lâu khỏi hơn.
Trẻ trúng gió nôn có nguy hiểm không

Trẻ bị trúng gió thường gặp những biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi…
Trẻ bị trúng gió nôn nhiều có thể kèm theo triệu chứng chua đắng miệng, đau bụng, nôn nao khó chịu… Hệ quả đầu tiên mà bố mẹ nhìn thấy chính là bé mất sức, mệt lả, lười vận động… Nôn nhiều khiến sức khỏe giảm sút, sút cân, xanh xao, mất nước… Trẻ có thể bị rối loạn điện giải nếu vừa nôn nhiều vừa sốt.
Cách kiểm tra tình trạng này tốt nhất đó là bố mẹ véo tay nhẹ vào bụng trẻ, nếu da đàn hồi và trở về ngay trạng thái ban đầu là bé chưa bị thiếu nước. Ngược lại nếu da nhăn nheo, chậm đàn hồi đây là dấu hiệu mất nước. Khi rối loạn điện giải bé sẽ chóng mặt, ngủ gà, môi khô… Nếu kéo dài sẽ gây loạn nhịp tim, hạ huyết áp, mê sảng…
Trẻ trúng gió nôn phải làm sao
Trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao là câu hỏi mà IVIE – Bác sĩ ơi nhận được nhiều nhất khi bước vào mùa lạnh, tình trạng này gây nhiều lo lắng cho cha mẹ. Điều đầu tiên khi thấy trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều là bố mẹ cần bình tĩnh để quan sát được các biểu hiện của bé.
Đưa bé đi khám ngay lập tức

Nên đưa bé tới bệnh viện ngay khi sốt trên 38,5 độ C
1900 3367
Dấu hiệu nghiêm trọng cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để điều trị nếu thấy những biểu hiện như:
-
Nôn nhiều, dữ dội, thường xuyên, nôn ra dịch mật, máu…
-
Không ăn uống được, không chịu bú mẹ.
-
Sốt cao trên 38,5 độ C, có biểu hiện mất nước như: môi khô, mắt trúng, khát nước…
-
Co giật, ngủ li bì khó đánh thức, nhịp thở nhanh…
Hướng xử trí tại nhà khi trẻ bị nhẹ

Pha oresol cho bé để bù nước và điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ
Trẻ nôn khi bị cảm lạnh tình trạng nhẹ không xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng ở trên bố mẹ cần làm:
- Bù nước và điện giải cho bé: tình trạng nôn nhiều khiến bé mất lượng lớn thức ăn cũng như dịch dạ dày, dẫn tới thiếu nước và các chất điện giải. Bố mẹ có thể cho bé uống oresol theo chỉ định của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi và ăn nhẹ: Để bé nghỉ ngơi nhiều hơn hạn chế các hoạt động thể lực, giữ tâm lý thư giãn để giảm kích thích cũng như hạn chế nôn. Bên cạnh đó bố mẹ nên cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu và hạn chế thức ăn nhiều chất béo, gia vị khiến làm tình trạng nôn tăng lên, chia nhỏ bữa ăn để bé không bị quá no.
- Sau khi nôn trong vòng 30 – 60 phút không cho ăn: Cho bé ăn sau khi nôn làm tình trạng này càng tồi tệ hơn, hạn chế thức ăn cho bé ở thời điểm này.
- Giảm triệu chứng cảm lạnh: Cảm lạnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc và nếu khỏi cảm lạnh thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ hết.
- Môi trường sống sạch sẽ, ấm áp cho bé.
- Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% ít nhất 3 lần/ngày, hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân và chỉ dùng thuốc hạ sốt khi bé trên 38,5 độ C có hướng dẫn của bác sĩ. Những bé có tiền sử co giật khi sốt mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt 38 độ C.
- Rửa tay sạch để hạn chế tình trạng lây lan virus, không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cũng không nên tự ý áp dụng các bài thuốc chữa bệnh theo dân gian, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
- Tiêm vaccine phòng bệnh cúm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên và nhắc lại hàng năm.

Đưa trẻ đi tiêm phòng vaccine cúm từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ bị trúng gió nôn phải làm sao khiến nhiều bố mẹ lo lắng, cách bố mẹ cần làm là bình tĩnh đưa trẻ tới bác sĩ khi tình trạng nôn dữ dội và liên tục. Trong trường hợp nôn ra dịch mật, máu cần được cấp cứu ngay. Không nên xem nhẹ những dấu hiệu cảnh báo bởi có lẽ đây chính là triệu chứng để nhận biết tình trạng bệnh lý của trẻ chuyển biến nặng hơn, cần được hỗ trợ của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin mà IVIE – Bác sĩ ơi giải đáp thắc mắc của bậc cha mẹ về tình trạng trẻ bị trúng gió phải làm sao và cách xử trí tại nhà nếu tình trạng xuất hiện. Bố mẹ còn có những thắc mắc gì về tình trạng này cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.