Nội dung chính
  • Trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng là bị bệnh gì?
  • Trẻ bị sốt và đau bụng có nguy hiểm không? Nên làm gì?
Nội dung chính
  • Trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng là bị bệnh gì?
  • Trẻ bị sốt và đau bụng có nguy hiểm không? Nên làm gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng có nguy hiểm không? Cách xử lý

Sốt và đau bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Nhiều bậc phụ huynh cũng không biết vì sao con lại gặp tình trạng này và đó là dấu hiệu của bệnh gì? Vậy trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng có nguy hiểm không và cha mẹ nên làm gì? Hãy tìm hiểu cùng IVIE – Bác sĩ ơi ở bài viết dưới này nhé.
Nội dung chính
  • Trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng là bị bệnh gì?
  • Trẻ bị sốt và đau bụng có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng là bị bệnh gì?

Tìm hiểu về trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng

Tìm hiểu về trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng

Sốt và đau bụng là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần quan tâm và để ý kỹ khi con gặp tình trạng này. Dưới đây là một số bệnh có thể gặp phải khi trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng:

Trẻ bị ngộ độc thức ăn

Bị ngộ độc thức ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt và đau bụng. Ngộ độc thức ăn là một loại bệnh cấp cứu, có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất gây ra. Ngộ độc do vi khuẩn thường gây những biểu hiện như đau bụng quặn, sốt, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có khi có cả máu hoặc nhờ nhờ như máu cá (trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn shigella gây ra).

Ngộ độc thức ăn là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt và đau bụng

Ngộ độc thức ăn là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt và đau bụng

Đau bụng giun cũng là loại hay gặp ở trẻ. Loại đau bụng này thường tái đi, tái lại nhiều lần, đau quanh rốn, đặc biệt là có thấy trứng giun khi xét nghiệm phân tìm trứng giun. Trong một số trường hợp có nhiều giun đũa, siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh giun đũa.

Trẻ em cũng thể bị sỏi đường tiết niệu gây ra cơn đau bụng cực kỳ dữ dội. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị sỏi ở đường tiết niệu rất ít. Ngoài ra, trẻ cũng có thể sốt và đau bụng viêm đường tiết niệu. Thông thường, tỷ lệ bị viêm đường tiết niệu ở trẻ gái nhiều hơn ở trẻ trai và gây ra những cơn đau ở bụng dưới.

Trẻ bị viêm ruột thừa

Đau bụng cấp tính ở trẻ thường biểu hiện bởi những cơn đau quằn quại, mặt tái xanh, trẻ khóc thét và vã mồ hôi. Vì vậy, cha mẹ cần bình tĩnh để nghe bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám cho trẻ một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Một trong những bệnh đau bụng cấp tính ở trẻ thường hay gặp nhất là viêm ruột thừa.

Thông thường, viêm ruột thừa ở trẻ trên 2 tuổi biểu hiện những dấu hiệu tương tự như ở người lớn, ví dụ như: Đau ở hố chậu phải, cơn đau lúc đầu nhẹ, sau đó đau tăng dần lên, đau liên tục và kèm theo đau có biểu hiện buồn nôn, nôn và sốt nhẹ (khoảng 37 đến 38 độ C).

Viêm ruột thừa ở trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau bụng,...

Viêm ruột thừa ở trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, đau bụng,...

Khi thăm khám, trẻ kêu đau và gatj tay không cho bác sĩ sờ vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng. Đặc biệt là ở điểm ruột thừa (điểm 1/3 ngoài nối từ rốn tới gai chậu trước trên) rất đau.

Ở trường hợp trẻ dưới 2 tuổi thường chẩn đoán viêm ruột thừa khó khăn hơn nên phát hiện cũng sẽ chậm hơn. Vì ở những trẻ này các triệu chứng thường không điển hình như trẻ lớn hoặc người trưởng thành, do đó rất dễ gây ra các biến chứng như viêm phúc mạc (viêm màng bụng), thủng ruột thừa để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi khi bị viêm ruột thừa là: Có sốt nhẹ, quấy khóc, nôn, trớ,da xanh tái và mặt lờ đờ mệt mỏi. Khi thấy thấy bụng chướng lên, đầy hơi, sờ nhẹ vào bụng trẻ khóc thét lên là có nguy cơ ruột thừa bị vỡ gây ra tình trạng viêm phúc mạc.

Lưu ý: Các nhà ngoại khoa nhắc nhở rằng đau bụng do viêm ruột thừa ở trẻ lúc đầu có thể đau ở vùng thượng vị, đau quanh rốn, rồi sau đó mới đau khu trú ở hố chậu phải.

Trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh có nguồn lây từ muỗi vằn. Do đó, ở những nơi xuất hiện loài muỗi này đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh. Muỗi vằn lây truyền bằng cách mang virus từ một người mắc bệnh và chích sang người khác.

Sốt xuất huyết gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ

Sốt xuất huyết gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ

Đặc biệt, khi trẻ bị sốt xuất huyết nếu không được theo dõi và điều trị phù hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Khi mắc bệnh trẻ thường có biểu hiện sốt cao liên tục trong 3 ngày và có các triệu chứng đi kèm như đau bụng, chân tay lạnh, chảy máu mũi, răng, lừ đừ, xuất huyết dưới da, đi ngoài phân đen, nếu trường hợp nặng còn có thể nôn ra máu.

Trẻ bị sốt thương hàn

Thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng. Đây là một bệnh về đường tiêu hóa có khả năng lây lan trong cộng đồng, gây ra bởi vi khuẩn Salmonella typhi.

Thông thường, bệnh khởi phát đột ngột, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng như loét thanh mạc, thủng ruột dẫn đến chảy máu, thậm chí là có thể gây tử vong.

Bệnh thương hàn khiến trẻ sốt cao và gặp các vấn đề về đường tiêu hóa

Bệnh thương hàn khiến trẻ sốt cao và gặp các vấn đề về đường tiêu hóa

Trẻ dễ bị nhiễm thương hàn nếu từng tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc trong khu vực sống có người bị thương hàn. Khi mắc bệnh, trẻ thường có các biểu hiện như sốt cao (liên tục kéo dài trên 5 ngày) và các vấn đề về đường tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng và táo bón).

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm: Trẻ 12 tuổi bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Trẻ bị sốt và đau bụng có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm

Chắc chắn câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm nhất khi con gặp tình trạng sốt và đau bụng là nó có nguy hiểm không?. Câu trả lời là có nguy hiểm. Bởi lẽ, đây là 2 dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con trẻ.

Câu hỏi đặt ra là khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ? Nếu triệu chứng của trẻ không đỡ sau 3 ngày, trẻ đau bụng, sốt cao ngày càng tăng, hố chậu phải đau nhiều, đi ngoài có máu, cần đưa trẻ đi viện khám ngay để bác sĩ có thể tư vấn và đánh giá cụ thể.

Lưu ý: Nếu chưa có sự chẩn đoán và ý kiến chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thì không nên tự ý dùng thuốc. Bởi vì, có thể các loại thuốc đó làm cho triệu chứng bị lu mờ, khó chẩn đoán ra chính xác bệnh, làm cho bệnh trở nặng và nghiêm trọng hơn.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Tải app

IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng với tính năng tư vấn trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Vì cha mẹ nuôi con nhỏ thường khá bận rộn nên việc tư vấn trực tuyến vừa giúp tiết kiệm thời, chi phí đi lại, tránh lây nhiễm chéo lại có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc và nắm bắt tình trạng sức khỏe của con.

Một số bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu và hiện nay đang công tác tại các cơ sở y tế lớn trên cả nước như: Ths.BSNT Nguyễn Sỹ Đức, Ths.BS Nguyễn Duyên, Ths.BSNT Đỗ Anh Tuấn,…

IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng, qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần sự tư vấn từ bác sĩ vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.

1900 3367

Đặt lịch khám cho trẻ 3 tuổi bị sốt và đau bụng tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/08/2024 - Cập nhật 12/08/2024
5/5 - (1 đánh giá)

CHUYÊN MỤC CẨM NANG