Nội dung chính
  • Nguy cơ gia tăng bệnh lý đường hô hấp khi trời nồm
  • Để bảo vệ đường hô hấp, ta phải làm gì?
Nội dung chính
  • Nguy cơ gia tăng bệnh lý đường hô hấp khi trời nồm
  • Để bảo vệ đường hô hấp, ta phải làm gì?

Trời nồm ẩm tăng nguy cơ bệnh lý hô hấp, phải làm sao?

Trời nồm là hiện tượng đọng sương trên các bề mặt cứng như tường, nền nhà, đồ vật… gây ra do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa thời tiết khô và rét kéo dài ở đất liền kết hợp với gió ẩm từ biển thổi vào. Độ ẩm không khí tăng cao là cơ hội cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, vi rút,… Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, chấn thương do trơn trượt. Trong đó, hô hấp là bệnh lý hay gặp hàng đầu vào thời điểm này. Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nội dung chính
  • Nguy cơ gia tăng bệnh lý đường hô hấp khi trời nồm
  • Để bảo vệ đường hô hấp, ta phải làm gì?

bệnh hô hấp khi trời nồm

Nguy cơ gia tăng bệnh lý đường hô hấp khi trời nồm

Quần áo ẩm ướt có mùi, kết hợp với nấm mốc bám trên tường nhà, đồ dùng, cùng với mạt bụi nhà gia tăng lúc trời nồm  khiến số người mắc viêm mũi dị ứng, hen suyễn ngày càng nhiều. Đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng, thời tiết khó chịu này dễ làm cho hơn hen bùng phát, gây nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.

Sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm không khí cao dễ dẫn đến các bệnh lý hô hấp cấp tính như viêm mũi cấp (cảm lạnh), viêm phế quản cấp, viêm phổi, trong đó có cả viêm phổi do SARS-Cov 2 gây ra. Các bệnh lý này hay gặp nhất  ở trẻ nhỏ do cơ thể chưa kịp thích nghi và người cao tuổi mắc bệnh lý nền do hệ miễn dịch đã suy yếu dần.

Để bảo vệ đường hô hấp, ta phải làm gì?

bảo hệ đường hô hấp

1. Không được chủ quan

Khi có các biểu hiện ho, chảy mũi, sốt, khò khè, thở rít cần kịp thời đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Nên từ bỏ thói quen tự chẩn đoán và mua thuốc hạ sốt, kháng sinh tại quầy để tự điều trị tại nhà bởi rất dễ gây đề kháng thuốc.

Hơn nữa diễn tiến của các bệnh lý hô hấp rất nhanh, có thể ban đầu biểu hiện nhẹ nhàng như ho, sổ mũi, sốt nhẹ nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi nặng, đặc biệt là ở trẻ em. Đối với người cao tuổi hay phụ nữ mang thai, bệnh cúm dễ chuyển biến phức tạp, từ viêm phổi cho đến suy đa phủ tạng. Viêm mũi, viêm họng mạn tính cũng dễ dẫn đến viêm xoang. Do đó bạn và gia đình không được chủ quan trong thời tiết này.

Ngoài ra, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ thường xuyên như khóc quấy, khó chịu, ngủ li bì để phát hiện các bệnh lý kịp thời.

2. Loại bỏ nơi ở của mầm bệnh

Cần tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hô hấp bằng các cách làm sạch nơi cư trú của nó như sau:

  • Lau dọn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên.
  • Giặt là, phơi khô, sấy khô quần áo, chăn ga, gối rèm.
  • Dọn dẹp, vứt bỏ hoặc hút bụi các đồ dùng bị nấm mốc. Đặt các vật dụng dễ ẩm mốc lên cao, để thoáng mát nơi gầm giường, tủ, nơi nấm mốc dễ bám vào nhưng khó nhận biết.
  • Nếu được nên sử dụng các thiết bị có tính hút ẩm như máy hút ẩm, điều hòa, trang bị hộp hút ẩm chuyên dụng.
  • Tránh bật quạt vì sẽ khiến không gian trong nhà ẩm hơn.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể là vô cùng quan trọng để cơ thể sẵn sàng chiến đấu với tác nhân gây bệnh khi trời nồm thông qua các phương thức:

  • Bổ sung đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh. Bổ sung vitamin C từ nước cam, chanh,…Ăn nhiều tỏi, gừng để tăng cường hệ miễn dịch.
  •  Duy trì tập luyện thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút / ngày.
  • Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, mệt mỏi tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
  • Tiêm vacxin phòng cúm. Với trẻ nhỏ cần tiêm chủng đúng lịch trình theo chương trình Tiêm chủng mở rộng.
  • Đối với trẻ, cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ
  • Vệ sinh mũi sạch sẽ, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để tránh mầm bệnh lưu lại trong cơ thể.
  • Giữ ấm lòng bàn tay, bàn chân, cổ, ngực. Hạn chế ra ngoài vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp. Ủ ấm khi làm việc ngoài trời, khi đi xe máy.
  • Đóng kín cửa để không khí lạnh không tràn vào.
  • Hạn chế cho trẻ em và người già ra khỏi nhà vào lúc trời lạnh

4. Phòng tránh lây nhiễm

Việc lây chéo từ môi trường xung quanh là nguy cơ phổ biến gây nên các bệnh lý hô hấp, vì vậy chúng ta cần thực hiện các cách sau để bảo vệ cơ thể trong thời tiết khó chịu.

  • Hạn chế đến nơi đông người, ít tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sổ mũi,…
  • Rửa tay bằng cồn hay xà phòng khi về nhà, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi công cộng, khi đến các khu vực nhiều bụi bẩn.
  • Che chắn khi ho, hắt hơi để vi khuẩn không lây lan khắp môi trường xung quanh
  • Ngoài ra, cần súc miệng thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây nhiễm khuẩn ở răng miệng.

Cuối cùng, đối với người mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn, luôn đem theo thuốc dự phòng cơn hen, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.

Nhìn chung trời nồm ẩm là một thời tiết phổ biến ở nước ta, hi vọng các biện pháp của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp các bạn và gia đình giảm thiểu khó chịu, đảm bảo sức khỏe trong những ngày ẩm ướt này. Hãy luôn theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết tiếp theo nhé

 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/03/2021 - Cập nhật 08/04/2021
5/5

CHUYÊN MỤC CẨM NANG