Nội dung chính
  • 1. Trước khi tiêm vaccine có được ăn không?
  • 2. Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine 
  • 3. Một số lưu ý khi tiêm vaccine phòng Covid-19
Nội dung chính
  • 1. Trước khi tiêm vaccine có được ăn không?
  • 2. Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine 
  • 3. Một số lưu ý khi tiêm vaccine phòng Covid-19
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trước khi tiêm vaccine có được ăn không?

Có, trước khi tiêm vaccine vẫn cần được ăn uống bình thường. Không cần chế độ ăn uống đặc biệt để tiêm vaccine, tuy nhiên các chuyên gia khuyên nên có chiến lược ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. 
Nội dung chính
  • 1. Trước khi tiêm vaccine có được ăn không?
  • 2. Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine 
  • 3. Một số lưu ý khi tiêm vaccine phòng Covid-19

1. Trước khi tiêm vaccine có được ăn không?

Câu trả lời là CÓ, trước khi tiêm vaccine vẫn nên ăn uống bình thường. Để bụng đói trước khi tiêm có thể khiến bạn chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu là người sợ kim tiêm.

Trước khi tiêm vaccine có được ăn không?

Tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này có nghĩa là, vaccine đã được chứng minh có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên, một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine 

Sau khi tiêm vaccine sẽ gặp các phản ứng phụ như đau nhức chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi…các triệu chứng này là điều thường thấy. Vì vậy, việc ăn uống sau tiêm phòng Covid-19 cũng được nhiều người đặc biệt chú ý để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt sau đây sẽ giúp bạn và gia đình chuẩn bị sẵn sàng cả tinh thần và thể chất cho việc tiêm chủng:

 Ngủ thật ngon vào đêm trước khi đi tiêm: Đây là điều quan trọng, giúp Hệ thống miễn dịch hoạt động được tối đa. 

Chế độ ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine

- Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm: Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như: nước chanh, nước cam để cung cấp Vitamin A, Vitamin C. 

- Uống nước dừa sau tiêm Vaccine phòng Covid-19: Dừa là một loại hoa quả có hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm nước, đường, kali, canxi, phốt pho… bổ sung nước chất điện giải tuyệt vời khi cơ thể bị mất nước do bài tiết qua tuyến mồ hôi. Đặc biệt việc uống nước dừa sau tiêm vaccine cũng giúp giảm mệt mỏi, hạn chế sốt và bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. Nên uống vừa phải, ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ và cân bằng tất cả những loại vitamin, uống thật nhiều nước để giúp cơ thể mau chóng hồi phục.

Tuy nhiên, không nên uống nước dừa vào buổi tối, phụ nữ đang mang thai mới đi tiêm vaccine, người mắc bệnh mãn tính, đặc biệt là Đái tháo đường, người thừa cân béo phì không nên uống.

Uống nước dừa sau tiêm Vaccine phòng Covid-19

- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm: nên ăn các nhóm chất: thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây tươi. 

- Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá: Nếu bị buồn nôn hoặc chán ăn sau tiêm, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như: súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh...và nên chia nhỏ các bữa ăn. 

- Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vaccine: Một số người sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể xảy ra phản ứng buồn nôn. Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây… Tránh mang những thức ăn khó tiêu như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên, thức ăn có đường như kẹo hay bánh nướng. Lưu ý uống đủ nước, đến khi cơn buồn nôn giảm bớt hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.

3. Một số lưu ý khi tiêm vaccine phòng Covid-19

- Khi đi tiêm mang theo các giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vaccine khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… trong lần khám gần đây nhất.

- Chuẩn bị các câu trả lời về tiền sử dị ứng, bệnh đang điều trị, các loại thuốc đang sử dụng, từng tiêm loại vaccine khác,...để chủ động thông báo cho nhân viên y tế trong quá trình sàng lọc để được tư vấn tiêm chủng tốt nhất

- Tư trang: mặc quần áo thật thoải mái để thuận tiện cho việc tiêm chủng, luôn đeo khẩu trang, chai nước lọc cá nhân, tấm kính chắn giọt bắn.

Sau khi tiêm chủng:  nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm. 

- Theo dõi sau tiêm tại nhà: Đối với các trường hợp khẩn cấp (có dấu hiệu nặng bất thường sau tiêm) nên đến ngay Cơ sở y tế gàn nhất để được hỗ trợ kịp thời. Nếu không nằm trong các trường hợp khẩn cấp, nhưng thắc mắc về tiêm vaccine, gặp dị ứng sau tiêm, sốt dai dẳng sau tiêm...có thể khám bệnh trực tuyến với Bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc ngay tại nhà. 

 

Khám bệnh trực tuyến là gì?

- Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…Tuy nhiên, có ít khả năng vaccine gây ra phản ứng dị ứng nặng. Phản ứng dị ứng nặng thường xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiêm một liều vaccine. Vì lý do này, các chuyên gia tiêm chủng yêu cầu người tiêm phải ở lại điểm tiêm chủng để theo dõi sau tiêm.

Hy vọng với những thông tin phía trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho bạn và gia đình những thông tin cần thiết giúp thuận lợi cho việc tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 05/10/2021 - Cập nhật 18/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

688 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1083 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1136 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1307 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG