Nội dung chính
  • 1. Thuốc chẹn beta giao cảm
  • 2. Sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
  • 3. Chống chỉ định khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
  • 4. Cân nhắc sử dụng thuốc trong điều trị
Nội dung chính
  • 1. Thuốc chẹn beta giao cảm
  • 2. Sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
  • 3. Chống chỉ định khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
  • 4. Cân nhắc sử dụng thuốc trong điều trị
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vai trò của thuốc chẹn Beta giao cảm trong điều trị suy tim

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc thứ 2 trong nhóm 3 thuốc nền tảng điều trị suy tim, là lựa chọn đầu tay cho tất cả người bệnh suy tim trừ người bệnh không dung nạp hoặc có chống chỉ định. 
Nội dung chính
  • 1. Thuốc chẹn beta giao cảm
  • 2. Sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
  • 3. Chống chỉ định khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
  • 4. Cân nhắc sử dụng thuốc trong điều trị

Thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc nền tảng điều trị suy tim

Thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc nền tảng điều trị suy tim

1. Thuốc chẹn beta giao cảm

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc thứ 2 trong nhóm 3 thuốc nền tảng điều trị suy tim có triệu chứng lâm sàng hoặc suy giảm chức năng thất trái (EF ≤ 40%), cùng với ức chế men chuyển / ức chế thụ thể, lợi tiểu kháng aldosterone, thuốc chẹn beta giao cảm là lựa chọn đầu tay đối với tất cả người bệnh suy tim trừ khi người bệnh không dung nạp hoặc có chống chỉ định. 

Với cơ chế hoạt động ngăn chặn tác dụng hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm trong suy tim ứ huyết mạn tính, cũng giống như 2 nhóm thuốc còn lại, thuốc đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tái nhập viện do đợt cấp suy tim cũng như cải thiện triệu chứng, cải thiện khả năng gắng sức và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm tăng hoặc ngăn chặn sự suy giảm chức năng thất trái. 

Cơ chế thuốc chẹn beta giao cảm trong điều trị suy tim

Cơ chế thuốc chẹn beta giao cảm trong điều trị suy tim

2. Sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm

- Thuốc chẹn beta giao cảm nên được sử dụng một cách rất thận trọng, càng sớm càng tốt, ngay khi người bệnh đang nằm viện và khi triệu chứng lâm sàng suy tim đã ổn định như : không hoặc còn rất ít sự ứ dịch do suy tim, không phải điều trị thuốc vận mạch hoặc tăng co bóp cơ tim. Không nên sử dụng thuốc sau khi xuất viện vì có thể làm nặng tình trạng suy tim, đặc biệt là với người bệnh sử dụng lần đầu.

- Khởi trị từ liều thấp nhất và tăng dần sau mỗi 2 – 4 tuần, đánh giá sự dung nạp người bệnh thông qua các dấu hiệu: suy tim tiến triển, nhịp tim chậm, tụt huyết áp.

- Liều mục tiêu là liều tối đa theo khuyến cáo suy tim của Hội Tim mạch học Châu Âu mà người bệnh có thể dung nạp được.

Liều khởi đầu và liều mục tiêu của thuốc chẹn beta giao cảm trong điều trị suy tim

Liều khởi đầu và liều mục tiêu của thuốc chẹn beta giao cảm trong điều trị suy tim

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Chống chỉ định khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm

- Hen phế quản là chống chỉ định tương đối thay vì chống chỉ định tuyệt đối như trước đây và nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc trên thụ thể beta 1 như bisoprolol, nebivolo,…tuy nhiên vẫn cần hết sức thận trọng và để khởi trị cần có sự phối hợp của cả bác sĩ tim mạch và hô hấp. Không sử dụng thuốc đối với trường hợp hen phế quản nặng, cấp tính hoặc hen phế quản tái phát cơn nhiều.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không phải là chống chỉ định thay vì là chống chỉ định tương đối như trước đây đối với thuốc chẹn beta giao cảm, tuy nhiên việc sử dụng vẫn được khuyến cáo nên ưu tiên dùng các thuốc chẹn beta giao cảm chọn lọc ưu thế beta 1 (như nebivolol, bisoprolol …) và cần theo dõi chặt chẽ cũng như có sự phối hợp của 2 chuyên khoa hô hấptim mạch

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng chẹn beta giao cảm với người bệnh mắc bệnh lý rối loạn thông khí tắc nghẽn như hen và COPD

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng chẹn beta giao cảm với người bệnh mắc bệnh lý rối loạn thông khí tắc nghẽn như hen và COPD

- Block nhĩ thất độ cao (cấp II Mobitz II hoặc cấp III, hội chứng suy nút xoang (ở người bệnh không có máy tạo nhịp tim vĩnh viễn).

- Tần số tim < 50 chu kỳ / phút.

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

4. Cân nhắc sử dụng thuốc trong điều trị

a. Tình trạng suy tim tiến triển

- Loại trừ khó thở do đợt cấp suy tim hoặc tình trạng ứ trệ dịch tuần hoàn, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản.

- Loại trừ các nguyên nhân gây triệu chứng nhiễu, dễ nhầm lẫn với triệu chứng của suy tim như mệt mỏi, rối loạn đường huyết,….

- Sử dụng lợi tiểu quai liều cao, thường trong thời gian ngắn, nhằm hạn chế tình trạng suy tim tiến triển do sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm liều đầu. Nếu không cải thiện, cân nhắc giảm liều thuốc hoặc ngừng hẳn tới khi tình trạng suy tim ổn định. 

b.Tụt huyết áp

- Tụt huyết áp không triệu chứng chỉ cần theo dõi và có thể tự hồi phục khi người bệnh đã thích nghi với thuốc sau một thời gian sử dụng.

- Nếu vẫn còn triệu chứng do tụt huyết áp, giảm liều các thuốc hạ huyết áp (thuốc giãn mạch) khác. Nếu tình trạng không cải thiện, giảm liều chẹn beta giao cảm và theo dõi sát.

Tụt huyết áp là một trong các tác dụng không mong muốn của thuốc chẹn beta giao cảm

Tụt huyết áp là một trong các tác dụng không mong muốn của thuốc chẹn beta giao cảm

c. Nhịp tim chậm

- Theo dõi nhịp tim bằng monitor, điện tâm đồ để phát hiện dấu hiệu nhịp chậm xoang hoặc ngừng xoang.

- Nếu nhịp tim < 50 chu kỳ/phút và người bệnh bị ảnh hưởng bởi nhịp tim chậm, nên ngừng hoặc giảm liều các thuốc giảm nhịp tim khác như: digoxin, cordarone,…

- Nếu tình trạng không cải thiện, cân nhắc giảm liều thuốc chẹn beta giao cảm hoặc ngừng hẳn tới khi tình trạng người bệnh ổn định.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/11/2022 - Cập nhật 13/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

96 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

127 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

115 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

69 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG